Jules Lagneau là một giáo sư triết học ưu việt. Là môn đệ thân tín của Lachelier ở
Trường Cao đẳng Sư Phạm (École Normale Supérieure)*, ông hiến cả đời mình
cho sứ mạng giáo dục. Những giảng khoá của ông, tiếp bước thấy mình, minh
hoạ cho triết học phản tư, để lại dấu ấn mạnh mẽ nơi các môn sinh. Chính học
trong đó có Alain, sẽ là những người truyền bá tốt nhất cho tư tưởng của ông.
Hoàn toàn bị công việc giảng dạy chiếm hết thời gian, Jukes Lagneau hy sinh
những công trình nghiên cứu của ông và còn từ chối cả việc xuất bản những suy
niệm của ông về Spinoza. Mãi đến năm 1924 những Bài giảng của ông mới được
xuất bản do công khó của Alain.
* École Normale Supérieure là một trong những ngôi trường danh giá nhất của
Pháp, nơi đào tạo ra rất nhiều những danh nhân văn hoá của nước Pháp.
NHỮNG BÀI GIẢNG NỔI TIẾNG
(Célèbres Leçons et Fragments) Di tác 1924 - 1926.
Jules Lagneau, giáo sư trung học Michelet, sinh thời chỉ in rất ít bài viết. Những
bài giảng nổi tiếng tạo thành một di tác gồm bốn giáo trình triết học cho học sinh
trung học. Sự phân tích phản tư không chỉ tìm gặp hoạt động tâm linh chủ trì
những vận hành tinh thần, như tri giác, mà nó còn đi ngược lên trong bản ngã đến
cá nhân và tinh thần phổ quát; suy tư nhìn nhận sự bất cập của nó và sự cần thiết
của một hoạt động tuyệt đối khởi đi từ bên trong để vươn đến Thượng Đế.
Giá trị (La valeur)
Phương pháp của Jules Lagneau là phân tích phản tư (L’ analyse réflexive). Vấn
đề là tìm lại trong mọi đối vật của biểu tượng những sản phẩm của tư tưởng, và
chính trong những sản phẩm này cái hành vi cơ bản của tinh thần đã quyết định
những sản phẩm đó, nghĩa là đi ngược lên từ những công trình của tư tưởng đến
tư tưởng về công trình. Như thế, tinh thần phải - từ hoạt động của chủ thể suy tư
hữu hạn - đi lên đến cái phổ quát, đến chính thuần lý tính (la rationalité). Sự phản
tư khải lộ cho tôi tình trạng bất túc của mình. Thực vậy, khi suy tư tôi đem tư
tưởng của mình phụ thuộc vào cái gì có giá trị hơn nó, bởi vì tôi tìm kiếm chân lý
và rằng tôi phục tùng giá trị. Hành vi triết lý, theo nghĩa này, là hành vi đạo đức.