Ý tưởng và tri giác (Idée et perception)
Không những có sự phát sinh các "hình thức". Nhưng trong "tác-động tổ-hợp" là
tri giác ấy, như J. LAGNEAU nói, ta không thể không nhìn nhận phần tham dự
của "trí tuệ" nghĩa là của một hoạt động trí thức.
Nhưng mặc dầu ý tưởng và tri giác liên kết mật thiết với nhau đến thế nào nữa,
cũng vẫn cần phải phân biệt hai thứ ấy như hai thời suất luôn luôn kế tiếp. Chẳng
hạn một cử động đột ngột tay tôi vung qua mắt tôi, nếu tôi chỉ thấy cử động ấy thì
tôi chỉ có một ý tưởng đơn giản. Nếu tôi biết là chính tay tôi vung qua mắt tôi, thì
tôi có một tri giác, nghĩa là một ý tưởng hạn định. Sau hết nếu tôi tìm cách giải
thích nguyên nhân cái ý tượng nguyên thuỷ của tôi, thì tôi tác thành một tri thức
duy lý. Nhưng phải nhận xét rằng: ngay trong tác động do đó tôi giải thích cử
động ấy như tay tôi vung qua mặt tôi, thì trí tuệ tôi đã can thiệp vào rồi. Nếu tôi là
đứa trẻ sơ sinh, tôi sẽ không nhìn nhận trong cử động một cái tay vung qua mắt.
Sự giải thích ấy rất hàm ngụ, một đàng là tôi biết rằng: tất cả cái gì xuất hiện cho
tôi trong ý tượng là ở trong tôi, và đàng khác là tôi đã học biết thứ vật nào phải
được khái niệm để giải nghĩa ý tượng ấy. Nói cách khác, tri giác hàm ngụ một
điều này hơn ý tượng là ý niệm một hữu thể khách quan mà nó lệ thuộc vào, và
một toàn thể những tập quán thụ nhận, nhờ đó tôi có thể gợi ra ở tôi chính ý
tượng của đối vật có khả năng nhất để giải thích ý tượng của tôi. Sau hết, cuối
cùng là nó hàm ngụ một phán đoán chắc chắn, nhất định và có vẻ trực tiếp, do đó
tôi đem áp dụng cái kiến trúc bên trong một đối vật cho cái ý tượng bên ngoài của
tôi, thế nào cho hai cái nhập làm một với nhau. Khi tôi thấy một đối vật bên ngoài
thì hình như không phải tôi giải thích một ý tượng thụ động bằng một ý tượng
hoạt động, những hình như tác động ấy thực hiện một cách trực tiếp, theo trực
giác. Tri giác có vẻ một trực giác vô trung gian. Tinh thần có vẻ thụ động mà thật
ra nó hoạt động. Nó thường không nhận thức ra cái khía cạnh hoạt động của tri
giác.
Jules LAGNEAU, Những bài giảng danh tiếng
Sự nhìn nhận (La reconnaissance)