LAGNEAU giải thích sự nhìn nhận theo một ý nghĩa duy trí thức nhiều hơn. Đối
với ông, nó có nguyên do tự một xung đột giữa cơ cấu hiện tại và cơ cấu quá khứ
của tâm thức, và nó chỉ có thể được là nhờ sự tượng trưng thời gian, trong ấy tư
tưởng phát hiện đồng nhất tính của nó qua những lúc kế tiếp.
Tại sao kỷ niệm lại bị đẩy vào quá khứ mà lẫn lộn với các hình ảnh khác hay
những ý tưởng thuần tuý? Là vì, mặc dầu không phải một tri giác mà ta điều
khiển được, nó vẫn là một tri giác, và do đó tự phân biệt với cái gì là tưởng tượng
hay lý tưởng. Quả thế, nó có xu hướng tự định đoạt không tuỳ thuộc ta, và hiển
hiện cho tư tưởng ta như một đối tượng cũng như cái tri giác hiện tại. Thật ra, thì
nó hướng đến đó, nhưng không đạt tới được thành ra khi ấy ta mới có hai tri giác
cũng là thụ nhận, nhưng một cái thì được định đoạt hay có thể được định đoạt
hoàn toàn nó thay đổi ngoài hoạt động của ta, hay cũng do hoạt động ấy; cái kia
thì được định đoạt hay có thể được định đoạt trong toàn thể mà thôi, mà lại không
thay đổi, ta không có ảnh hưởng gì trên nó, bất di dịch.
Nhớ lại nghĩa là nhìn nhận như đã qua, vậy là do một ý tượng hiện tại, hướng đến
sự tái lập ở mình một bản khác hoàn toàn được định đoạt do cùng một tư tưởng
và ý tưởng ấy, nhưng không được: cái gì chung cho cả hai là ý tưởng, cái gì phân
biệt chúng là sự kiện. Nghĩa là, vì một trong hai là cái ý tưởng ấy đặt vào khuôn
khổ toàn bộ hiện tại của cái ý tưởng của ta và cái trạng thái cảm tình tương quan,
còn cái kia cũng là ý tưởng ấy nó có xu hướng tự đặt vào một khuôn khổ tượng
trưng và cảm tính khác, cũng hạn định, nhưng không thành… Bởi thế sự nhìn
nhận được gây ra do sự bất hợp giữa đối tượng của nó với sự kiện hiện tại, và do
xu hướng mà nó muốn tái lập một sự kiện khác, mà chỉ có ý tưởng được hạn
định. Do đó, sự nhìn nhận hàm ngụ sự tượng trưng quá khứ (và vì đó, tương lai)
nghĩa là thời gian, và như thế là tượng trưng một trật tự thiết yếu theo đó những
sự kiện tự loại bỏ lẫn nhau, được liên kết với nhau trong cùng một tư tưởng: cho
nên nói hàm ngụ là tư tưởng liên hệ đều nhau với tất cả, nghĩa là nó tự chiếu dưới
mỗi sự kiện và phát hiện đồng nhất tính của nó trong những lúc kế tiếp của nó.
Jules LAGNEAU, Những bài giảng danh tiếng.
LEQUIER