2. Hành vi tự do ghi khắc vào vĩnh hằng
3. Cái tôi nguyên thuỷ, bên trong lịch sử được ý thức của tôi, là một kẻ xa lạ
4. Tôi đồng hoá với một chuỗi những nhân vật tiếp liền nhau và đổ trách nhiệm
lẫn nhau.
5. Cái sức mạnh mà tôi cảm thấy nơi tôi chỉ là một sức mạnh nó chiếm lấy tôi
6. Nếu tôi bị buộc phải khẳng định rằng tôi tự do, thì tôi sẽ không còn tự do.
RENOUVIER
(1815 - 1903)
Cuộc đời của Charles Renouvier, là tư tưởng của ông, là cái bàn làm việc của
ông. Ông không dạy học, rất ít giao du. Mà chỉ viết với sự phong phú đến mức
khó tin. Ông khảo luận mọi vấn đề, triết lý, khoa học, kinh tế, chính trị, lịch sử,
đạo đức, tôn giáo và cả mỹ học. Từ thời tuổi trẻ và thời sinh viên ở đại học Bách
khoa, ông đã giữ lại những xác tín về nền cộng hoà và xã hội, sự đào tạo về toán
học, tình bạn với Lequier và những cuộc đàm đạo giữa hai người về tự do.
Ông tự hứa với lòng là sẽ theo đuổi sự nghiệp của Kant; trong mắt ông, những
người kế tục Kant đã phản bội thầy. Song trong thực tế chính ông cũng không
nhận gì nhiều lắm ở Kant. Có lúc ông còn nói rằng Kant là đối thủ lớn của mình.
Hai mươi năm suy tư và làm việc sẽ cho ra đời tác phẩm bậc thầy: Những khảo
luận phê bình tổng quát (1844 - 1864). Về cuối đời mình, Renouvier gắn bó với
việc kiến tạo, trong quyển Chủ thuyết Nhân vị (Le Personnalisme); một lâu đài
thần học. Từ sau 1870, thế hệ trẻ của các triết gia sẽ thấm nhuần tinh thần Tân
phê phán (Néocriticisme).
NHỮNG KHẢO LUẬN PHÊ BÌNH TỔNG QUÁT (Essais de Critique générale,
1844 - 1864).
Là bản văn trọng yếu của Tân phê phán, Khảo luận đầu tiên chủ yếu nhắm đến
việc tái phối trí bảng phạm trù, bởi vì dưới mắt Renouvier, đó là chìa khoá cho tất
cả, và trước tiên cho triết học về nhận thức.