Còn nhà tư tưởng tin vào tự do, trong trường hợp mà sự tất yếu là thực, thì ông ta
lầm, nhưng ông ta vẫn tìm thấy trong ý kiến của mình lợi thế của một sự phù hợp
với niềm tin ngẫu phát hồn nhiên của mọi người, nó đưa ra những phán đoán đạo
đức cho họ; và trong khi lầm lạc, ông ta vẫn còn có được lý do khoan miễn, mà
người nói ngược với ông ta không thể từ chối, là đã quyết định, cũng như chính
người nói với ông ta đã làm, để bênh vực cái phe phái mà sự tất yếu đã tuyên
phán cho ông ta.
Nói dứt khoát, có hai giả thuyết: tự do hay tất yếu. Để lựa chọn giữa cái này và
cái kia, với cái này và cái kia. Tôi chỉ có thể khẳng định hoặc phủ định cái này
hay cái kia bằng phương tiện của cái này hay của cái kia (a).
Nếu tôi khẳng định tất yếu một cách tất yếu tôi không thể bỏ lỡ bên ngoài tình
trạng bảo đảm tính thực tại của nó, đàng khác, điều khẳng định mâu thuẫn cũng
lại là tất yếu (3).
Nếu tôi khẳng định tự do một cách tất yếu, tôi phục tùng theo cùng định luật như
kẻ phủ nhận nó (b), và tôi nhất trí, trong sự sai lầm của mình, với cái sai lầm
chung trong đó định luật này giữ con người trong thao tác thực tiễn của phán
đoán.
Nếu tôi khẳng định tất yếu một cách tự do, thì xét kỹ, tôi ở trong sai lầm (4) và
khẳng định của tôi không cứu tôi thoát khỏi mối hoài nghi siêu việt (le doute
transcendant) bởi vì tất yếu, mà tôi tin, không loại trừ mối hoài nghi này (5).
Cuối cùng, nếu tôi khẳng định tự do một cách tự do thì tôi vừa ở trong cái đúng
bởi giả thuyết và nhất trí với lý tính thực tiễn. Đó là vị thế thuận lợi nhất của tác
nhân đạo đức, và bởi vì đó là một lưỡng nan luận, mà niềm tin là không tránh
khỏi theo hướng này hay theo hướng khác để giải quyết vấn đề, phía tốt nhất nên
theo là phía tự do tự khẳng định lấy nó (la liberté s’affirmant elle même)(c).
Charles RENOUVIER, Những nan đề của siêu hình họcthuần tuý, t.174-175.
1. Nếu tất yếu là đúng thực, thì "không thiên vị" chẳng có nghĩa gì.