2. Nếu mọi sự là tất yếu, thì cái được coi là sai lầm của kẻ nghĩ khác cũng là tất
yếu, vậy là đúng thực, bởi vì mọi cái tất yếu đều là đúng thực!
3. Nếu mọi khẳng định đều tất yếu thì tất cả đều có giá trị ngang nhau. Không còn
phân biệt đúng sai.
4. Bởi vì tôi loại trừ tính tất yếu do chính sự kiện rằng hành vi nhờ đó tôi khẳng
định là hành vi tự do.
5. Nếu tất yếu là thực, nó sẽ đẩy chúng ta vào hoài nghi.
a. Chúng ta đối mặt một lưỡng nan luận kép (un double dilemme): vấn đề là lựa
chọn giữa hai giả thuyết, nhưng lại bằng cách dựa vào cái này hoặc cái kia trong
hai giả thuyết đó.
b. Tôi ở cùng trong tình huống của kẻ khẳng định tất yếu một cách tất yếu. Về
phương diện lý thuyết, các luận đề giá trị ngang nhau, nhưng về phương diện
thực hành ở đây có sự nhất trí về niềm tin của con người vào tự do mà nếu như
không có niềm tin đó thì sẽ không có đời sống đạo đức (Kant).
c. Bằng lựa chọn của mình con người tự tạo cho mình một kiến thức và như thế
đồng thời cũng tự tạo chính mình. "Không phải là trở thành mà là hành động và
trong khi hành động, thì tự tạo", nói như Lequier (Non pas devenir mais faire et
en faisant se faire). Tri thức là công trình của tôi. Trước khi có tri thức đã có sự
tìm hiểu mà tri thức không giải thích.
NHỮNG ĐÀM LUẬN SAU CÙNG (Les derniers entretiens). Di tác 1904.
Tiến bộ và tự do (Progrès et liberté)
Renouvier muốn làm kẻ khinh thị không thương xót đối với niềm tin vào tiến bộ,
điều ấy chỉ có thể nằm trong sự nở hoa của nhân vị và trong sự thiết lập của cái gì
cho phép nó. Vậy mà, tiến bộ không thể nào là tất yếu - một triết lý về tự do và
đòi hỏi đạo đức không thể nào chấp nhận điều đó; và thực tế chúng ta cũng không
có thể quan niệm nó như là khả hữu.