Nếu một đối tượng của tư tưởng, sự vật, ảnh tượng hay ngay cả ý tưởng mà như
"một khối" (un bloc), thì người ta sẽ không thể đặt nó vào tương quan với một vật
khác; sẽ không có tư tưởng. Vậy phải nói là, không chỉ không có cái gì mà không
được lồng vào trong một hệ thống những tương quan, mà còn không có cái gì mà
không hoàn toàn được tạo thành bởi một hệ thống những tương quan.
Vậy là chúng ta sắp tạo ra những sự vật với những tương quan? Có lẽ. Những sự
vật chúng sẽ ở nơi chính mình một cách nguyên thuỷ (des choses qui seraient en
elles-même primitivement), những sự vật mà bản tính của chúng sẽ là suối nguồn
của những định luật, thay vì phái sinh từ những định luật hay từ hữu thể đồng
nhất của chúng, sẽ chỉ có thể đi vào trong một hệ thống nhờ một trò giả tạo của tư
tưởng… Những vật tự thân chỉ là những cái trừu tượng và những bản thể, những
ẩn tượng cũng thế […]; người ta không đưa ra một ý tưởng sai về triết học khi nói
rằng nó là sự loại trừ vật tự thân.
Octave HAMELIN, Khảo luận về những yếu tố chính của biểu tượng,
t.14.
Phương pháp tổng hợp (la méthode synthétique)
Vấn đề của Hamelin là vấn đề tổng hợp, một vấn đề từ Kant. Chủ nghĩa duy
nghiệm là sự phủ nhận kiến thức, nhưng phương pháp phân tích còn bất túc, như
Kant đã chỉ ra. Phải có một phương pháp tổng hợp.
Nhưng đối với một chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối, thì chủ nghĩa hình thức của Kant
là không thể chấp nhận. Nay muốn thay Renouvier, với khái niệm tương giao
(notion de corrélation) và nhất là Aristote (các phạm trù, X và XI) mang lại một
ánh sáng rạng rỡ. Thật thế, sự mâu thuẫn với tính cách là đối kháng tuyệt đối,
không thể dùng làm nguyên lý xây dựng; nó chỉ có thể xuất hiện và chỉ phải xuất
hiện một khi mà nguyên lý bổ sung (principe de complémentarité) đã mãn nhiệm
kỳ, tất cả mọi điều cần thiết cho hữu thể, vậy là, đối với chủ nghĩa duy tâm, của
biểu tượng về thế giới, được đạt đến.
Thời hạn quyết định của phương pháp này là sự đối kháng (l’opposition). Thực
vậy, bằng phân tích người ta rút ra từ một khái niệm những khái niệm sơ đẳng mà