TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1544

thứ luận lý ức chế những khuynh hướng nhục cảm, biến đau khổ nhẫn nhục thành
giá trị, ý chí chế ngự sự yếu đuối bằng phương tiện những lý tưởng khổ hạnh. Về
Christ, ông đã bị chính những người Cơ đốc giáo phản bội, họ đã biến thông điệp
của ông thành sự phát minh ra những thực tại ảo tưởng (đức tin) và thực hành
lòng hiềm ố chống lại đời sống (Cây thập giá, biểu tượng chết chóc)

Những giá trị khẳng định chống lại sự thoái hoá của con người (Les valeurs
affirmatives contre la dépravation de L’ homme).

Nietzsche, trong khi phân tích sự thoái hoá của con người như hư vô chủ nghĩa và
tình trạng suy đồi, định nghĩa sự yếu hèn là như thế: đâu là những giá trị trái lại?
Đây là một bản văn đơn giản và sáng sủa về điều mà Nietzsche, sau Spinoza, hiểu
về tiềm lực.

Cái gì là tốt? Tất cả những gì xiển dương cảm thức quyền lực nơi con người, ý
chí quyền lực.

Cái gì là xấu? Tất cả những gì bẩm sinh là yếu đuối.

Hạnh phúc là gì? Cảm giác rằng quyền lực đang gia tăng rằng sự đối kháng bị
khắc phục.

Không phải sự bằng lòng nhưng quyền lực hơn; không phải hoà bình nhưng là
chiến tranh; không phải nhân đức nhưng là giá trị.

Bọn yếu hèn và bọn hư hỏng hãy chết quách đi cho rồi! Đó là nguyên lý đầu tiên
của tình yêu con người.

Cái gì có hại hơn mọi tật xấu? Lòng thương xót tích cực đối với mọi kẻ hư hỏng
và mọi kẻ yếu hèn - Kitô giáo.

* Vấn đề tôi đặt ra không phải là cái gì sẽ tiếp theo sau nhân loại trong chuỗi các
sinh vật (con người là một mục đích) con người nào sẽ được sinh ra, sẽ được
muốn có, để có giá trị cao hơn, xứng đáng với sự sống hơn, chắc chắn cho tương
lai hơn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.