gợi hứng bởi thần Dionysos, thần của rượu nho, của những lễ hội cuồng hoan, và
theo ý nghĩa dành ưu quyền cho âm nhạc đối với Logos như là khái niệm trừu
tượng.
Điều ước đồng minh giữa Apollon và Dionysos (Le traité d’alliance apollinien -
dionysiaque)
I. Chúng ta sẽ làm lợi nhiều cho thẩm mỹ học nếu chúng ta thành công trong việc
lãnh hội tực tiếp - hơn là chỉ khẳng định - rằng nghệ thuật tiến triển liên tục là
nhờ tính nhị nguyên Apollonien - Dionysiaque, cho dù như là sự sản sinh giống
nòi lệ thuộc vào lưỡng tính của giới tính, sự xung đột thường xuyên và những
thời kì hoà giải của chúng. Tôi đã vay mượn hai tính từ này của người Hy Lạp. Vì
họ đã triển khai học thuyết bí nhiệm của họ về nghệ thuật bằng sự nhập thể hợp
lí, chứ không phải bằng những phương tiện thuần tuý khái niệm. Apollon và
Dionysos là hai vị thần bảo trợ nghệ thuật, chính nhờ họ chúng ta biết được sự
phân cách kinh khủng về nguồn gốc và mục tiêu giữa các nghệ thuật tạo hình
Apollonien với nghệ thuật âm nhạc không qua hình ảnh được gợi hứng bởi
Dionysos. Hai khuynh hướng sáng tạo này được phát triển cạnh nhau, thường đối
chọi nhau mãnh liệt, mỗi khuynh hướng trêu chọc khuynh hướng kia để kích
thích sáng tạo mạnh hơn, cả hai cùng duy trì cuộc xung đột lâu dài mà từ nghệ
thuật chỉ nói lên được rất ít: cho tới khi cuối cùng, nhờ tài phù phép của một hành
vi ý chí Hy Lạp, cặp kỳ phùng địch thủ này chấp nhận cái ách của cuộc hônnhân,
và trogn tình trạng này đã sản sinh ra thể bi kịch Hy Lạp cổ, diễn tả những nét
đặc trưng nổi bật của cả hai bố mẹ.
Để hiểu rõ hơn cả hai khuynh hướng này, chúng ta hãy bắt đầu bằng việc nhìn
chúng như hai lãnh vực nghệ thuật riêng biệt của mơ mộng và say sưa, hai hiện
tượng sinh lí có tương quan với nhau giống như tươgn quan giữa khuynh hướng
Apollinien và Dionysiaque. Theo Lucrèce, chính trong một giấc mơ mà các thần
tiên lần đầu tiêntự giới thiệu với đầu óc con người. Nhà điêu khắc vĩ đại Phidias
đã nhìn thấy trong một giấc mơ các thân hình quyến rũ của những vật gì còn hơn
con người và cũng thế, nếu ai đã từng hỏi các nhà thơ Hy Lạp về sự huyền bí của
sáng tạo thi ca, thì các nhà thơ này cũng chỉ cho họ các giấc mơ và bảo họ giống
như Hans Sach bảo chúng ta trong Die Meistersinger: