TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 155

SOC: Nhưng ở đâu có tôn kính, ở đó có sợ hãi; vì người có tình cảm tôn kính và
liêm sỉ về hậu quả của một hành động, thì đều sợ bị tiếng xấu.

EUTH: Chắc chắn.

SOC: Như thế chúng ta sẽ sai nếu nói rằng ở đâu có sợ hãi thì cũng có tôn kính;
và chúng ta phải nói, ở đâu có tôn kính thì cũng có sợ hãi. Nhưng không phải ở
đâu có sự sợ hãi thì cũng đều có sự tôn kính; vì sợ hãi là một khái niệm rộng hơn,
và tôn kính là một phần của sự sợ hãi, cũng như số lẻ là một phần của số, và số là
khái niệm rộng hơn là số lẻ. Tôi nghĩ bây giờ anh hiểu rồi chứ?

EUTH: Khá rõ rồi.

SOC: Đó chính là loại câu hỏi tôi muốn nêu lên khi hỏi anh rằng có phải điều
công bằng thì luôn luôn là thuận đạo; và ở đâu không có thuận đạo thì có thể
không có công bằng; vì công bằng là một khái niệm rộng hơn, và thuận đạo chỉ là
một phần của nó. Anh đồng ý không?

EUTH: Tôi đồng ý. Ông nói có lý.

SOC: Vậy nếu thuận đạo là một phần của công bằng, tôi nghĩ chúng ta phải tìm
hiểu xem nó là phần nào? Trong ví dụ về con số ở trên, nếu anh hỏi tôi số chẵn là
gì, tôi sẽ không thấy khó để trả lời anh rằng số chẵn là con số biểu thị một hình có
hai mặt bằng nhau. Anh đồng ý chứ?

EUTH: Vâng, tôi đồng ý.

SOC: Cũng thế, tôi muốn anh nói cho tôi biết sự có đạo hay sự thánh thiện là cái
phần nào của sự công bằng, để tôi có thể bảo Meletus đừng có cư xử bất công đối
với tôi, hay buộc tội tôi vô đạo, vì giờ đây tôi đã được anh chỉ vẽ cho đầy đủ về
bản chất của sự thuận đạo hay thánh thiện, và các mặt đối nghịch của nó.

EUTH: Ông Socrate, sự thuận đạo hay sự thánh thiện theo tôi là phần của sự công
bằng liên quan đến các thần, cũng như phần kia của sự công bằng liên quan đến
con người.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.