toàn không phải là một tình trạng đơn giản và tất yếu chúng ta gặp được trước
ngưỡng cửa của mỗi nền văn minh, một kiểu thiên đàng. Một niềm tin như thế đã
chỉ có thể được chấp nhận bởi một thời kì mà Emile của Rousseau là một nghệ sĩ
và Homère đúng là một nghệ sĩ được nuôi dưỡng từ trong lòng của thiên nhiên.
Mỗi khi chúng ta gặp sự "ngây thơ" trong nghệ thuật, chúng ta đứng đối diện với
trái chín nhất của nền văn hoá Apollinien - là nền văn hoá luôn luôn phải chiến
thắng trước hết trên những người khổng lồ, giết chết những quái vật, và khắc
phục sự chiêm ngưỡng thực tại tối tăm, sự nhạy cảm trước đau khổ, bằng những
ảo tưởng được ôm ấp một cách mãnh liệt và hăng hái. Nhưng các trường hợp
ngây thơ đích thực thì hiếm biết bao, sự ngây thơ của việc hoản toàn đồng hoá
với cái đẹp của vẻ bề ngoài! Đây chính là thành tựu rực rỡ của Homère - Homère,
một cá nhân duy nhất, có vị trí sánh với nền văn hoá dân gian Apollinien giống
như vị trí của cá nhân nghệ sĩ mơ mộng sánh với khả năng mơ mộng của một
chủng tộc và của bản tính nói chung. Sự đơn sơ của Homère phải được coi là một
chiến thắng hoàn toàn của ảo tưởng Apollinien. Thiên nhiên thường sử dụng
những ảo tưởng loại này để hoàn thành mục đích bí mật của nó. Mục tiêu đích
thực được bao quát bởi một hình tượng. Chúng ta giang tay ra cho hình tượng,
trong khi thiên nhiên, được ảo tưởng của chúng ta trợ giúp, hoàn thành mục tiêu
của nó. Trong trường hợp người Hy Lạp, đó là ý chí muốn tự nhìn ngắm mình
trong công trình nghệ thuật, trong sự siêu việt của thiên tài; nhưng để tự ngắm
mình như thế các tạo vật của nó trước hết phải tự nhìn mình như là những vật cao
sang, tự chúng đưa mình lên một bình diện cao hơn, mà không có cái bình diện
chiêm niệm thuần tuý ấy hay thách thức chúng hay quở trách chúng là bất cập.
Chính trong bình diện của cái đẹp mà người Hy Lạp nhìn các thần Olympia như
là những tấm gươgn phản chiếu hình ảnh họ; chính bởi tấm gương thẩm mỹnày
mà ý chí Hy Lạp đối kháng lại sự đau khổ và sự khôn ngoan tăm tối của đau khổ
vốnluôn đi kèm với tài năng nghệ thuật. Nhà nghệ sĩ ngây thơ Homère đứng uy
nghi như một tượng đài chiến thắng.
Friedrich NIETZSCHE, Sự khai sinh của bi kịch.
HOÀNG HÔN CỦA CÁC THẦN TƯỢNG (Die Goštzen Dašmmerung - Le
Crépuscule des Idoles) - 1888