TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1553

Chương quan trọng nhất và cũng là trọng tâm của tác phẩm là chương "Lý trí
trong triết học". Trước đó là "Vấn đề Socrate", sau đó là "Luân lý như một cái gì
phản tự nhiên". Trước kia Nietzsche lên án khoa học, triết học vì chúng bị đầu
độc bởi luân lý. Bây giờ Nietzsche lên án luân lý, triết học, khoa học bởi chúng bị
đầu độc bởi lí trí, hay đúng hơn bởi sự lầm lẫn lớn lao của lý luận. Những triết gia
lầm lẫn lấy hậu quả làm nguyên nhân, nguyên nhân làm hậu quả. Nietzche bài
bác gắt gao phương trình quái gở và bệnh hoạn này của Socrate: lý trí = đức hạnh
= hạnh phúc, Socrate, Platon là những triệu chứng suy đồi. Thế nào là suy đồi
(décadence)? "Bị bắt buộc phải chiến đấu chống lại bản năng đó là định thức của
suy đồi, khi cuộc đời hướng thượng, hạnh phúc và bản năng là một". Tất cả mọi
sự tốt lành đều thuộc bản năng. Alles Gute ist Instinkt. Nietzsche coi như bổn
phận chống lại quan niệm cho Thượng Đế = thế giới khác của "hữu thể chân
thực". Vì quan niệm như thế, người ta bắt buộc phải coi rẻ những thực tại trần
gian mà giác quan chứng nghiệm, khi coi chúng là hiển thể (Schein) không thực
thể, và đi đến chỗ khước từ cuộc sống nhục cảm, lành mạnh, coi như "tội lỗi".
Theo Nietzsche, với Thượng Đế, người ta đặt thành tuyệt đối thể một hữu thể
tưởng tượng, phi thời gian bên trên những thực tại trần gian, những cái duy nhất
có thể trong dòng biến dịch. Một Thượng Đế, nếu được quan niệm như thế, sẽ
làm nền tảng cho một thứ luân lý vô cùng nguy hại cho con người và cuộc đời.
Đó là một hữu thể học luân lý hoá hay một luân lý hữu thể học hoá. Cần phải giải
phóng hiện thể khỏi thứ hữu thể học hay luân lý này. Đó là một nhiệm vụ nặng nề
mà Nietzsche gọi là cuộc "đảo hoán mọi giá trị". Đó là công việc của người nghệ
sĩ bi tráng, kẻ nói "ừ" trước tất cả mọi hồ nghi và khủng khiếp. Người nghệ sĩ bi
tráng chọc thủng hiển thể để đạt tới thực thể một cách can đảm. Hắn dám chấp
nhận cái chết của Thượng Đế và dám đập "bằng cây búa" tất cả những chân lý
cắm rễ sâu xa nhất trong lòng đời và dám đốn ngã những thần tượng được tôn
kính của truyền thống, và thừa can đảm để gây nên những "âm thanh trống rỗng"
của buổi chiều tà. Đi vào "hoàng hôn của những thần tượng" và đương đầu với
"đêm tối của Hư Vô chủ nghĩa" là những sứ mệnh lịch sử của nghệ sĩ bi tráng
cũng như của tất cả những tinh thần tự do không chấp nhận làm rêu mốc bám trên
những bậc thềm, những bờ tường nứt nẻ của những miếu đường hoang vắng nữa.
Nếu "hoàng hôn của những thần tượng" có nghĩa là sự lạm phát của mọi chân lý,
mọi giá trị thiết định lấy "thế giới chân thực" bên ngoài trần gian, bên kia đời
sống làm bản vị, coi những kẻ bạc nhược sa đoạ là những kẻ làm bạc giả, coi đền

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.