nghĩa (2). Nhưng, như một lý thuyết về kí hiệu (3), nó có một giá trị vô cùng quý
báu: nó phát hiện, ít nhất cho những người hiểu biết, những thự ctại quý giá nhất
của những nền văn hoá và những thế giới bên trong chưa hiểu biết đủ để tự "hiểu"
mình. Luân lí chỉ là ngôn ngữ của những dấu hiệu, một triệu chứng học, người ta
phải biết trước nó chỉ cái gì để có thể rút lợi ích từ đó.
Friedrich NIETZSCHE, Hoàng hôn những thần tượng,chương "Những kẻ muốn
cải thiện nhân loại".
1. Thiện và Ac chỉ là ngôn từ, không phải thực tại
2. Bẫy ngôn từ, nó lừa người ta tin vào điều không có thực
3. Sémiotique, nơi Nietzsche, để chỉ ngành y học Khảo sát những dấu hiệu của
bệnh tật.
"Thế giới này…" (Ce monde-ci…)
Ở đây Nietzsche phân tích những hậu quả siêu hình (vế thực tại hữu thể học của
những khái niệm) của việc đảo hoán những giá trị (inversion des valeurs) của
điều ông gọi là đạo đức trong "chủ thuyết Platon - Cơ đốc giáo" của triết học cho
đến thời ông.
Người ta sẽ cám ơn tôi nếu tôi cô đọng một sự sáng suốt vô cùng mới mẻ và quan
trọng vào bốn luận đề: bằng cách này tôi sẽ khiến nó dễ hiểu hơn, bằng cách này
tôi sẽ khơi ra sự mâu thuẫn.
Mệnh đề thứ nhất. Những lý do khiến thế giới "này" được coi như một thế giới
của hiển thể, chính là những lí do chứng minh thự ctại của nó, - một thực tại khác
tuyệt đối không thể chứng minh được.
Mệnh đề thứ hai. Những đặc tính người ta gán cho "hữu thể chân thực" của sự vật
thảy đếu là những đặc tính của vô thể** của hư thể*** - "thế giới chân thực"
được xây dựng từ mâu thuẫn với thế giới đích thực: quả thực thế giới hiện lộ* nếu
được nhìn như thế, thì nó chỉ là một ảo tưởng thị giác luân lí.