thật là phi lý khi muốn lái bản chất hắn về bất cứ một mục tiêu nào khác (2).
Chúng ta đã tạo ra ý tưởng về mục đích: trong thực tế không có "mục đích"…
Con người vốn thiết yếu, con người là một mảnh định mệnh, con người thuộc về
toàn thể - không có gì có thể phán đoán, đo lường, so sánh, lên án cuộc hiện hữu
của chúng ta… Nhưng không có gì bên ngoài toàn thể (3). Không một ai còn có
trách nhiệm nữa, loại hạng của hữu thể không thể đưa về causa prima (4) được
nữa, thế giới không phải như là khả giác (5), không như là "tinh thần", không
phải là nhất thể, duy có điều này là sự giải thoát tối thượng - duy bởi đó sự hồn
nhiên của biến dịch được khôi phục lại… Ý tưởng về "Thượng Đế" cho tới bây
giờ là một vấn nạn lớn lao nhất đối với cuộc đời… Chúng ta khước từ Thượng
Đế, chúng ta khước từ trách nhiệm nơi Thượng Đế: chỉ bằng cách đó thôi chúng
ta mới cứu vớt được thế giới.
Friedrich NIETZSCHE, Hoàng hôn của những thần tượng,
Bốn sai lầm lớn.
1. Lòng hàm oán (le ressentiment) chính hệ tại chỗ tưởng tượng điều trái lại và
cho một nguyên nhân nào đó chịu trách nhiệm.
2. Những phê phán này nhắm đến siêu hình học (chẳng hạn của Hegel) và nhắm
đến Schopenhauer, người thầy sầu khổ vì sự thiếu vắng mục đích cho ý chí.
3. Ý tưởng này có thể cho tiếp cận với những ý tường của Spinoza
4. Causa prima: nguyên nhân đầu tiên
5. Sensorium: toàn bộ những gì do các giác quan đem lại
6. Thượng Đế tượng trưng cho ý hướng siêu việt và tốt đẹp của thế giới và của
lịch sử (ngay cả dưới hình thức vô thần của một ý hướng lịch sử).
BÊN KIA THIỆN ÁC (Jenseits von Gut und Bošse - Par-delà Bien et Mal)
Bên kia thiện ác (1886) có lẽ là tác phẩm hoàn bị nhất của Nietzsche. Tựa đề co
nghĩa: bên kia những tên gọi sai lạc của điều mà người ta đã tách biệt một cách
lạm dụng như là "Thiện và Ác", trong khi chẳng có gì là đối kháng (rien n’est