TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1558

antinomique) và rằng "thiện" là, hay có thể là xuất thân từ "ác". Nietzsche, triết
gia và nhà phân tích phả hệ của văn minh, đưa ra những chẩn đoán, đánh giá, dự
cảm các giá trị và các hệ thống ý tưởng có ý nghĩa gì đối với sức khoẻ hay bênh
tật của chúng ta, tương lai của chúng ta và cả sự yếu hèn nơi chúng ta. Các
chương quyển sách này mang những tiểu tựa: Những thành kiến của các triết gia,
Tinh thần tự do, Hiện tượng tôn giáo, Châm ngôn và phiên đoạn, Góp phần vào
một lịch sử tự nhiên của đạo đức (nghĩa là Phổ hệ của đạo đức), Chúng tôi -
những nhà thông thái, Những đức hạnh của chúng ta, Những dân tộc và xứ sở,
Chế độ quý tộc là gì?

Đạo đức ông chủ và đạo đức nô lệ (Morale des maitres et morale des esclaves)

Tôi hy vọng quý vị sẽ tha thứ khi tôi khám phá ra rằng mọi triết học đạo đức từ
xưa đến nay đều tẻ nhạt và ru ngủ người ta - và "đức hạnh", theo thiển ý tôi, đã bị
thiệt hại vì sự tẻ nhạt của những người bênh vực nóhơn bởi bất cứ điều gì khác;
nhưng đồng thời tôi không muốn phủ nhận lợi ích chung của nó. Điều đáng ước
ao là càng ít người phải suy nghĩ về đạo đức càng tốt, và do đó rất đáng ước ao
rằng đạo đức một ngày nào đó sẽ không trở nên thú vị! Nhưng chúng ta đứng sợ!
Sự vật ngày hôm nay vẫn giống như trước kia: tôi không thấy một ai ở Châu Âu
đã có (hay tiết lộ) một ý tưởng về sự kiện rằng việc làm triết học đạo đức có thể
bị hướng dẫn theo một cách thức nguy hiểm, xảo trá và mưu mô - rằng tai hoạ có
thể tiềm tàng trong đó. Hãy quan sát, chẳng hạn, các nhà triết học vị lợi người
Anh không biết mỏi mệt; họ tỏ ra hiên ngang và uy nghi biết bao khi đi theo bước
chân của Bentham, giống như ông này đã đi theo bước chân của Helvetius đáng
kính! Không một tư tưởng mới, không có lối diễn tả gì tinh tế hơn hay tốt hơn về
một tư tưởng cũ, thậm chí không có một lịch sử về những gì đã được tư duy xưa
kia về đề tài: một mớ văn chương không thể chịu được, cái gì cũng lấy trừ khi
người ta biết cách làm cho nó thêm mặn mà bằng một điều gì gian ác…

Trong một chuyến hành trình qua nhiều nền đạo đức tốt hơn và thô sơ hơn từng
trội vượt hay còn đang trội vượt trên quả đất này, tôi thấy một số nét lặp đi lặp lại
đều đặn cùng với nhau và nối kết với nhau, cho tới cuối cùng tôi nhận ra hai loại,
và một sự phân biệt triệt để được đưa ra ánh sáng. Đó là đạo đức ông chủ và đạo
đức nô lệ; - nhưng tôi muốn thêm ngay rằng, trong mọi nền văn minh cao hơn và
hỗn hợp, cũng có những cố gắng nhằm hoà giải hai thứ đạo đức này; nhưng người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.