thờ là những ngân hàng và Thượng Đế là kẻ chế tài thì "đêm tối Hư Vô chủ
nghĩa" chính là sự phá giá của tất cả những chân lý, những giá trị đó. Cả hai đều
là những giai đoạn tất yếu và cần phải vượt qua của lịch sử. Chân lý, trần gian,
cuộc đời sẽ và chỉ thuộc về những kẻ chân thực, dám đốt đi những bản di chúc
hứa hẹn huy hoàng nhưng giả dối và giả tạo như tấm ngân phiếu không tiền bảo
chứng, những kẻ sau khi buông rời cây búa phá huỷ còn có đủ sức mạnh cầm tay
cầy khai phá cánh đồng khả thể, khơi mở dòng đời, tạo dựng đời sống trong dòng
hồn nhiên của biến dịch.
Nguyễn Hữu Hiệu, Lời giới thiệu cho bản dịch Việt ngữquyển Hoàng hôn của
những thần tượng.
* Chú thích của Người dịch - Ba trích văn sau đây từ quyển Hoàng hôn của
những thần tượng, chúng tôi (P.Q.Đ.) mượn bản dịch từ nguyên tác Đức ngữ của
Nguyễn Hữu Hiệu, chúng tôi chỉ dịch các tiểu tựa và tiểu dẫn ở đầu mỗi bài từ
bản tiếng Pháp.
Không có những sự kiện đạo đức (il n’y apas de faits moraux)
Nietzsche muốn chỉ ra rằng những phán đoán đạo đức chỉ là những giải thích sai
lạc về một vài hiện tượng, và rằng những giá trị của chúng chỉ có một thực tại
tưởng tượng, hoặc là, từ một quan điểm khác, chỉ là những triệu chứng của một
căn bệnh: sự hèn yếu phủ nhận đời sống.
Người ta biết điều tôi đòi hỏi nơi những triết gia: họ phải đặt mình bên kia thiện
ác (1) - họ phải đặt ảo tưởng về phán đoán luân lý bên dưới họ. Sự đòi hỏi này là
kết quả của một cuộc khảo sát mà tôi phát biểu lần thứ nhất: tôi đi tới chỗ kết
luận rằng: không hề có những sự kiện luân lý. Phán đoán luân lý đồng thời với
phán đoán tôn giáo trong sự tin tưởng vào những thực tại không có. Luân lí chỉ là
một sự diễn giải một số những hiện tượng nào đó, nhưng là một sự diễn giải sai
lầm, Phán đoán luân lý, hệt như phán đoán tôn giáo, thuộc về một bình diện ngu
dốt nơi ý niệm về thực tại, sự phân biệt giữa thực và mộng tưởng chưa có: đến
nỗi rằng, trên một bình diện tương tự, "chân lí" chỉ biểu thị những sự vật mà ngày
nay chúng ta gọi là "tưởng tượng". Đó là lý do tại sao phán đoán luân lí không
bao giờ được coi là đứng đắn cả: như thế bao giờ nó cũng chỉ chứa đựng cái vô