thực vật, có lẽ người ta nói rằng vùng trung gian, mà ở chỗ này chỗ kia của nó
diễn ra sự phân phối đối xứng, chính là cái vùng tối (2) mà những phương tiện
trực quan và biểu thị vụt khỏi chúng ta.
Augustin COURNOT, Khảo luận về sự nối kết những ý tưởng cơ bảntrong các
khoa học và trong lịch sử, t.198-199.
1. Ở hai cực của xê-ri, nơi thượng lưu, là việc nghiên cứu những nguyên lý của
lô-gích học và toán học và nơi hạ lưu, là sự nghiên cứu đời sống trí tuệ.
2. Như vậy, các nhà sinh học vì lý do sự tối tăm của sự sống nên tiến chậm hơn
các khoa học xã hội được hỗ trợ bởi khoa xác suất.
Khoa học và lịch sử (Science et historie)
Với lịch sử, những đặc thù cá biệt (les particularités individuelles) không còn bị
xoá mờ bởi định luật về những số lớn (la loi des grands nombres). Chúng ta
không còn ở trên bình diện của khoa học nữa.
Những cá thể người ta không chỉ sống và chết nhưng còn những quần thể sống
mà người ta gọi là những chủng tộc, với tất cả những cơ quan, cũng sống động,
mà chúng có khả năng sản xuất và tạo ra những ngôn ngữ, nghệ thuật, thi ca đủ
loại định chế, đã sinh ra, đã chết đi, đã trải qua mọi giai đoạn của đời sống trong
một khoảng thời gian mà những mẩu sống khác đã thủ đắc một định thái ít ra là
tương đối. Vậy là chúng ta không còn ở trong các trường hợp mà những đặc thù
cá biệt bù trừ hay xoá mờ lẫn nhau, biến đi do số lớn những cá thể và do khoảng
thời gian dài. Cá thể, sự kiện đặc thù, với những gì mà nó có đặc trưng riêng, là
cái gì cố định và nó phải bắt lấy sự chú ý của chúng ta. Vậy là, chúng ta không
còn ở trong những điều kiện bình thường của khoa học vốn thường trừu xuất và
phải trừu xuất (Faire abstraction de…) những cá nhân: vậy là, chúng ta đang ở
giữa dòng lịch sử, đối diện mọi đặc thù của định mệnh (1).
Augustin COURNOT, Sách đã dẫn, t.473.
1. Lúc đó chúng ta sẽ đối diện một nguyên nhân luận lịch sử (une téléologie de
l’histoire)