tính thuần lý không hoàn toàn trùng khớp với nó. Khoa học không giải thích thiên
nhiên với tính cách là thiên nhiên bao hàm khoa học. Vậy tất định chỉ là một
nguyên lý tương đối. Trong thế giới này, vẫn có chỗ cho một sự bất tất nào đó.
Đa nguyên và bất tất (Pluralisme et contingence)
Toán học không áp dụng hoàn toàn vào thực tại được: cơ học chỉ đáp ứng với
thực tại nghèo nàn nhất, không thể bị giản qui vào sự xác định toán học đơn
thuần. Nói cách chung, mỗi khoa học không thể giản qui vào khoa học nào đơn
giản hơn nó.
Người ta có thể phân biệt trong vũ trụ nhiều thế giới (1), chúng tạo thành như là
những tầng chồng lên nhau. Đó là, trên thế giới của tất yếu thuần tuý, của lượng
tính mà không có phẩm tính, gần như đồng tính với hư vô, thế giới của những
nguyên nhân, thế giới của những khái niệm, thế giới toán học (a), thế giới vật lý,
thế giới sống động, và cuối cùng, thế giới tư duy.
Thoạt tiên một trong những thế giới này dường như phụ thuộc chặt chẽ vào
những thế giới bên dưới, như một tất định từ bên ngoài và có được sự tồn tại và
những định luật từ chúng. Vật chất sẽ tồn tại chăng nếu không có tính đồng nhất
chủng loại (l’identité générique) và tính nhân quả, các cơ thể nếu không có vật
chất, các sinh vật nếu không có tác nhân vật lý, con người nếu không có sự sống?
Trong khi đó, nếu người ta đặt những khái niệm của những hình thức chính của
hữu thể vào một cuộc khảo sát tỉ giảo (un examen comparatif), người ta sẽ thấy là
không thể ràng buộc những hình thức cao vào những hình thức thấp bằng một
dây liên hệ tất yếu.
Người ta lý luận theo cách tiên nghiệm (a priori) (b) Người ta không thể rút
những hình thức cao ra từ những hình thức thấp bằng con đường phân tích, bởi
chúng chứa đựng những yếu tố không thể giản qui vào những yếu tố của các hình
thức thấp hơn.
Những hình thức đầu chỉ tìm thấy trong những hình thức sau chất thể cho chúng
chứ không phải mô thể. Mối liên hệ từ những cái này sang những cái kia có vẻ
như hoàn toàn mang tính tổng hợp.