b. Để chỉ ra rằng Khoa học không thể đặt nền tảng cho tính tất yeếu của đối tượng
của nó, Boutroux tự đặt mình vào ba quan điểm, quan điểm theo Kant, quan điểm
của sự phân tích, quan điểm của sự tổng hợp tiên nghiệm, và quan điểm tổng hợp
hậu nghiệm.
DURKHEIM
(1858-1917)
Émile Durkheim, nguyên quán ở Épinal, là giáo sư ở Bordeaux, rồi ở Paris năm
1902, ở đó ông trở thành thủ lĩnh trường phái Xã hội học Pháp. Ông không thuộc
về trường phái thực chứng nhưng mục đích của ông cũng không vì thế mà kém là
một sự theo đuổi công trình của Auguste Comte khi tạo ra một xã hội học thực
chứng (une sociologie positive)
NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA PHƯƠNG PHÁP XÃ HỘI HỌC (Les Règles de
la Méthode sociologique) - 1895.
Phê phán học thuyết Comte (Critique du Comtisme)
Trước tiên Durkheim muốn loại bỏ những gì còn mang hơi hướng "hệ tư tưởng"
nơi Comte, ý tưởng về nhân loại và sự tiến bộ để chỉ nắm chắc sự xác định những
định luật giữa những dữ liệu xã hội (des data sociaux) "được coi như những sự
vật". Đó là nguyên tắc đầu tiên trong những nguyên tắc của phương pháp xã hội
học.
Cho đến hiện nay, xã hội học ít nhiều chỉ xử lý không phải những sự vật, mà là
những khái niệm. Đúng là Comte từng tuyên bố rằng những hiện tượng xã hội là
những hiện tượng tự nhiên, phục tùng những định luật tự nhiên. Qua đó, ông đã
mặc nhiên thừa nhận tính chất sự vật của chúng; bởi vì chỉ có những sự vật trong
thiên nhiên. Nhưng khi, ra khỏi những điều tổng quát triết lý này, ông toan tính áp
dụng nguyên lý của mình và làm vọt ra từ đó cái khoa học được hàm tàng trong
đó, đó là những ý tưởng mà ông coi là những đối tượng nghiên cứu. Thực vậy, cái
làm nên chất liệu chính cho xã hội học của ông, đó là sự tiến bộ của nhân loại
trong thời gian. Ông khởi đi từ ý tưởng này, đó là có một sự tiến hoá liên tục của
nhân loại hệ tại nơi sự thực hiện càng ngày càng hoàn hảo hơn nhân tính và vấn