đề mà ông xem xét là tìm kiếm thứ tự của cuộc tiến hoá này (1). Vậy mà giả thiết
rằng cuộc tiến hoá này thực sự tồn tại, thực tại của nó chỉ có thể được thiết định
một khi khoa học đã được lập ra; vậy là người ta chỉ có thể lấy nó làm chính đối
tượng của việc nghiên cứu nếu người ta đặt nó như một quan niệm của tinh thần,
không phải như một sự vật. Và đó đúng là một biểu tượng hoàn toàn chủ quan (a)
khiến cho, trong thực tế, cuộc tiến bộ này của nhân loại là… chưa bao giờ có
thực!
Cái thực sự tồn tại, điều duy nhất ta có thể quan sát đó là những xã hội đặc thù
chúng sinh thành, phát triển rồi lại diệt vong, độc lập với nhau (b). Lại nữa, nếu
những xã hội gần đây nhất tiếp tục những xã hội đi trước chúng thì mỗi kiểu mẫu
cao hơn có thể được coi như sự lặp lại đơn thuần của kiểu mẫu thấp hơn sát nó
với một chút gì đó thêm vào; vậy là người ta có thể đặt tất cả tiếp giáp với nhauvà
cái xê-ri được tạo thành như thế có thể được coi như đại diện cho nhân loại.
Nhưng thực tế lại đâu có cực kỳ đơn giản như thế.
Émile DURKHEIM, Những nguyên tắc của phương pháp xã hội học.
1. Đó là một định luật tam trạng (la loi des trois états) theo Comte
a. Ý tưởng về sự tiến bộ của nhân loại trong thời gian là một "tiền khái niệm"
(pré-notion). Comte tự mâu thuẫn với nền tảng của học thuyết ông khi dành ưu
quyền cho quan điểm nội tại trên quan sát ngoại tại.
b. Comte đặt ra một cuộc tiến hoá xã hội duy nhất, đó là sự tiến bộ của nhân loại.
Vậy mà, đó không chỉ là một ý tưởng chứ không phải là một sự kiện thực chứng,
mà hơn nữa đó còn là một ý tưởng sai lầm.
COI NHƯ SỰ VẬT (Comme des choses)
Auguste COMTE đặt ra danh từ "xã hội học" và chủ trương dùng sự quan sát
thay vào vị trí tưởng tượng trong việc nghiên cứu hiện tượng xã hội.
DURKHEIM lấy lại ý tưởng ấy và nói rằng cần "coi những sự kiện xã hội như
các sự vật". Câu ấy đã bị hiểu lầm, nên ông có mấy lời giải thích dưới đây.