Ưu thế của con người trên xã hội và nguy cơ của những khoa học xã hội (La
supériorité de la personne sur la société et le danger des sciences sociales)
Đừng bao giờ để mất dấu điểm này: rằng những xã hội loài người sống một cuộc
đời kém hướng thượng hơn, kém cao quý hơn là cuộc đời của một người xét
trong tồn tại riêng tư, cá nhân của người đó; rằng những xã hội người có những
hành động kém cao cả hơn, một định mệnh trần thế hơn, và chúng không thể tự
quản hướng đến cùng một lý tưởng. Vậy là, đối với những gì thuộc về nhân vị và
lý tưởng riêng của nó, thì người ta được nhiều hơn mất trong cái gì làm chậm lại
sự lên ngôi của các khoa học xã hội (1), hay sự áp dụng tinh thần khoa học vào
các sự kiện xã hội, nhưng tinh thần ấy được đào tạo từ sự nghiên cứu, phân tích
và điều phối có hệ thống những sự kiện tự nhiên.
Augustin COURNOT, Sách đã dẫn, t.224.
1. Sự đối nghịch đặc thù với lập trường thực chứng. Tính hạ đẳng đức lý của cái
xã hội và sự đe doạ tiến bộ của những khoa học xã hội.
BOUTROUX
(1845-1921)
Được nuôi dưỡng tinh thần với lịch sử triết học và là địch thủ triệt để của chủ
nghĩa khoa học, Émile Boutroux gắn bó với sự phân tích công tác khoa học, nhờ
đó đạt đến chỗ "nhu hoá" quan niệm mà chủ nghĩa duy lý tạo ra về lí trí.
Luận án tiến sĩ của ông Về tính bất tất của những định luật thiên nhiên (1874) và
giáo trình của ông trong giảng khoá 1892-1893, xuất bản dưới tựa đề Về ý tưởng
định luật thiên nhiên (1895) là những tác phẩm chính yếu.
VỀ TÍNH BẤT TẤT CỦA NHỮNG ĐỊNH LUẬT THIÊN NHIÊN (De la
contingence des lois de la nature) - 1874
Nguyên lý tất định là nguyên lý phương pháp luận cơ bản của khoa học hiện đại.
Nhưng phải chăng đó là một nguyên lý tuyệt đối. Với Boutroux, Khoa học không
muốn chỉ là việc đọc đơn thuần thuyết tất định hiên tượng (le déterminisme
phénoménal), nó còn muốn thấu hiểu hữu thể. Có một thực tính của sự vật nhưng