điều rõ ràng là cái gì người ấy tìm ở sự hy sinh, là sức khoẻ của con mình, chứ
không phải sự vui sướng của hy sinh. Sự vui sướng ấy đến thêm vào, nó làm hy
sinh nên dễ dàng, nên dịu ngọt; nhưng nó không phải là nguyên nhân định đoạt,
hoặc là đối tượng của hy sinh ấy… Ta cũng thấy tính cách ở đấy ở những xu
hướng sơ đẳng nhất. Trong sự đời, ta hướng đến thức ăn, chứ không phải đến
khoái lạc kèm theo việc ăn. Chính thức ăn là đối tượng của xu hướng; khoái lạc
có thể tự thêm vào đấy, nhưng nó chỉ là gia vị của hành động, chứ không phải là
mục đích của nó… Bình thường cái gì ta tìm kiếm là chính những sự vật mà ta
hướng đến. Dĩ nhiên, khi một xu hướng được thoả mãn, thì ta cảm thấy sự thoả
thích. Nhưng sự thoả thích ấy chỉ kèm theo xu hướng, chứ không phải là đối
tượng hoặc lý do hiện hữu của nó.
… Vả lại có những xu hướng khác mà đối tượng ở bên ngoài cá tính của ta do
bản tính chúng. Trước hết, còn rất gần ta, là những nơi sinh trưởng của ta, những
sự vật đủ thứ mà ta quen thuộc; ngoài ra, là nhân vị những kẻ đồng loại của ta và
mọi sự thuộc về đó, sau hết, xa hơn nữa, có những đoàn thể xã hội mà ta là nhân
viên, gia đình, nghiệp đoàn, tổ chức, nhân loại, và tất cả cái gì được dùng để duy
trì đời sống tập thể, khoa học, nghệ thuật, nghề nghiệp, luân lý v.v… Tất cả các
sự vật ấy có tính cách chung này là chúng có một hiện hữu riêng, phân biệt với
hiện hữu của ta, mặc dầu liên hệ với ta bằng một mối liên lạc nào. Khi ta yêu
thích, tím kiếm chúng, ta tìm kiếm và yêu thích cái gì khác ta. Ta có thể dính bén
vào đấy bằng cách ra khỏi mình ta, vong thể ta không biết đến, một phần nào, cái
gì cấu thành ta.
ÉMILE DURKHEIM, Giáo dục đạo đức, t.239-245
PLEKHANOV
(1856-1918)
George Plekhanov còn là sinh viên khi những hoạt động chính trị của ông bên
cạnh những người dân tuý cách mạng (des populistes révolutionnaires) khiến ông
phải lưu vong sang Paris và rồi sang Genève, năm 1880. trong khi dịch Marx, ông
bị thuyết phục về vai trò cách mạng của giai cấp vô sản. Với Vera Zassoulitch,