Deutch Axelrod, Ignatov, từ đó ông tận lực cho việc hoà hợp phong trào công
nhân với lý thuyết Mác-xít.
Năm 1900, cùng với Martov và Lénine, ông thành lập tạp chí Iskra (L’ Étincelle -
Tia lửa) song đến năm 1903 ông đối nghịch ý kiến với Lénine, nhận định rằng
cách mạng hãy còn chưa chín muồi ở Nga. Muốn là một người Mác-xít chính
thống, ông tiếp cận với những người menchevicks. Cuộc cách mạng tháng mười,
năm 1917, đối với ông dường như là một sai lầm. Ông mất vào tháng năm 1918.
KHẢO LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUAN NIỆM NHẤT NGUYÊN VỀ
LỊCH SỬ (Essai sur le développement de la conception moniste de l’histoire) -
1895.
Tác phẩm này đã được xuất bản hợp pháp ở Nga nhưng dưới một biệt hiệu và
một cái tựa lơ tơ mơ nhằm đánh lừa kiểm duyệt.
Ngược lại với nhà dân tuý Nikhaðlovsky muốn tìm nền tảng đức lý của những
thời đại lịch sử, Plekhanov nhấn mạnh trên nhất tính vật chất của lịch sử theo
Marx, với nguy cơ cường điệu hoá thuyết tất định nơi Marx. Ông lồng thuyết duy
vật biện chứng này vào trong một lịch sử của chủ nghĩa duy vật triết học để đem
nó đối kháng với biện chứng Hegel thường bị định danh một cách khá hẹp hòi là
duy tâm.
Lịch sử nhân loại: từ tất yếu đến tự do (L’histoire humaine: de la nécessité à la
liberté)
Từ sự tất yếu địa lý, rồi xã hội cho đến tự do như là tất yếu đã được hàng phục;
đó là bức bích hoạ đối kháng định mệnh trong chương tự ngôn của lịch sử nhân
loại (la fresque anti-fataliste du prologue de l’histoire humaine). Môi trường xã
hội có những định luật riêng của nó khác với những định luật của thiên nhiên,
nhưng với một sức mạnh tương đương, và cũng giống như những định luật kia ở
chỗ có thể chinh phục nếu như ta ý thức được những nguyên nhân.
Quan niệm này về sự quyết đinh những tương quan xã hội bởi những lực lượng
sản xuất phải chăng là quá một chiều?