Ở đây chủ nghĩa Cộng sản là bước vượt qua có ý thức từ tình trạng hỗn loạn tư
bản bởi những nhà sản xuất: vậy thì đặt cái khía cạnh thuần tuý chính trị của
những cuộc đấu tranh giai cấp vào chỗ nào?
Cũng như mọi động vật khác, các vị tổ tiên nhân hình của chúng ta (1) hoàn toàn
phải phục tùng thiên nhiên, cuộc tiến hoá của họ tuyệt đối vô ý thức, một sự thích
nghi với môi trường bên ngoài, dưới hiệu ứng của cuộc tuyển trạch tự nhiên trong
cuộc cạnh tranh sinh tồn (2). Người ta không ra khỏi cái đế quốc mờ tối của tất
yếu vật lý. Người ta còn chưa nhận ra ngay cả những ánh sáng lờ mờ đầu tiên của
ý thức, và sau đó, của tự do. Tuy nhiên tính tất yếu vật lý này đã đưa con người
đến một trình độ tiến hoá ở đó anh ta đã bắt đầu tự phân biệt dần dần với giới
động vật; nó đã trở thành một con vật biết chế tạo công cụ (3). Công cụ là thứ cho
phép con người tác động lên thiên nhiên để đạt đến những cứu cánh của mình, đặt
tất yếu phục tùng ý thức, nhưng lúc đầu chỉ ở một trình độ tất yếu, từng chút từng
chút một mà thôi. Trình độ phát triển những lục lượng sản xuất đo lường ảnh
hưởng của con người trên thiên nhiên.
Và chính sự phát triển này bị qui định bởi những đặc tính của môi trường địa lý,
đến độ rằng chính thiên nhiên cung cấp cho con người phương tiện để khuất phục
nó.
Nhưng con người không đơn thân độc mã tuyên chiến với thiên nhiên: con người
tranh đấu, theo công thức của Marx, là con người xã hội (der
Gesellschaftsmensch) một tập thể với số lượng ít hay nhiều. Và những đặc tính
của con người xã hội được định nghĩa vào mỗi lúc bởi mức độ phát triển những
lực lượng sản xuất bởi vì chính trình độ phát triển của những lực lượng này mà
mọi cơ cấu của tập thể phụ thuộc vào. Nhưng ngay khi một vài tương quan xã hội
được thiết lập, bước tiếp theo của sự phát triển diễn ra theo những quy luật riêng
mà tác động làm tăng lên hay làm chậm lại sự phát triển những lục lượng sản xuất
(4), điều kiện của sinh thành lịch sử của nhân loại. Chính qua môi trường xã hội
mà môi trường địa lý tác động lên con người. Và, do sự kiện này, tương quan
giữa con người với môi trường trở nên cực kỳ biến động. Với mỗi trình độ phát
triển mới của những lực lượng sản xuất, mối tương quan này hiện ra khác với giai
đoạn trước đó. Do vậy ngày nay chủ nghĩa duy vật biện chứng giải quyết những
mâu thuẫn và các triết gia của thế kỷ mười tám (5) không giải quyết được (5).