Thời gian sống thực hay kỳ gian cụ thể (Le temps vécu ou la durée concrète)
Pascal đã phân biệt thời gian đo lường và không gian sống thực. Ông viết trong
bộ Tư tưởng: "Một người nói: "Đã hai giờ rồi"; người khác nói: "Mới có ba khắc
đồng hồ"; Tôi xem đồng hồ và tôi nói với người thứ nhất: "Anh đang chán"; và
với người kia: "Đối với anh, thời giờ không đi lâu mấy", đã một giờ rưỡi trôi qua,
và tôi bất kể là ai bảo thời gian đi lâu cho tôi, và tôi xét đoán theo tưởng tượng:
khi tôi không biết tôi phán đoán theo đồng hồ". Bergson còn đối chiếu triệt để
hơn nữa kỳ gian cụ thể với thời gian đồng tính một khái niệm lai căng do sự
truyền nhiễm không gian và kỳ gian.
Như thế ở đây Bergson tự đặt mình trong một vị thế song lập, đối đãi (une
position dualiste). Có hai thực tế: bên trong tôi là một tồn tục - phẩm tính (une
durée - qualité) bên ngoài tôi là một không gian - lượng tính (un espace-quantité).
Nhưng chúng nối kết nhau. Thế là sẽ tạo ra một thời gian đồng tính (un temps
homogène) mà xét cho cùng chúng chỉ là "chiều thứ tư của không gian".
Có thể có hai quan niệm về kỳ gian, một thuần tuý không pha trộn, và một có ý
tưởng không gian kín đáo can thiệp vào. Kỳ gian thuần tuý là hình thức của sự kế
tiếp các trạng thái của tâm thức ta, khi bản ngã vô tư để mình sống, khi nó tránh
không thiết lập sự chia rẽ giữa trạng thái hiện thời với các trạng thái về trước.
Muốn thế, nó không cần phải chìm ngập hoàn toàn vào cảm giác trong ý tưởng
đang qua, vì khi ấy trái lại, nó không tồn tại nữa. Nó cũng không phải quên đi các
trạng thái về trước: chỉ cần là khi nhớ lại trạng thái ấy, nó không đặt chúng kế cận
với trạng thái hiện tại như một chấm cạnh chấm khác, nhưng hoà hợp với nó, như
khi ta nhớ lại các dấu của một nhạc điệu, như thể dung hợp cả lại với nhau.
Chả phải ta có thể nói là mặc dầu các dấu ấy nối tiếp nhau, nhưng ta vẫn thấy
chúng lồng trong nhau, và toàn thể chúng có thể sánh với một sinh vật mà các
thành phần mặc dầu phân biệt, vẫn thâm nhập lẫn nhau do chính tính cách liên
đới của chúng? Bằng chứng cho điều ấy là nếu ta phá nhịp điệu bằng cách nhấn
mạnh quá lâu một dấu trong nhạc khúc, thì không phải chỗ dài quá đáng, với tính
cách dài quá đáng, nó báo cho ta biết cái lỗi của ta, nhưng là sự thay đổi phẩm
tính tự nó đưa vào toàn thể khúc nhạc. Do đó, ta có khái niệm sự kế tiếp mà
không có sự phân biệt, ví như một sự thâm nhập lẫn nhau, một liên đới, một tổ