TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1618

chức nội tâm những yếu tố, mà mỗi yếu tố tiêu biểu cho toàn bộ, chỉ có thể phân
biệt và cô lập đối với một tư tưởng có thể trừu tượng mà thôi. Chắc chắn đó là
cách tượng trưng về kỳ gian của một thực thể vừa đồng nhất vừa thay đổi, mà
không có một ý tưởng gì về không gian. Nhưng vì quen thuộc với ý tưởng ấy, lại
bị nó ám ảnh, nên ta vô tình đưa nó vào ý tưởng sự kế tiếp thuần tuý của ta, ta đặt
kế nhau các tâm trạng của ta để thấy chúng cả một lúc, không phải cái này trong
cái kia, nhưng cái này cạnh cái kia; tóm lại ta phỏng chiếu thời gian vào không
gian, ta diễn tả kỳ gian, bằng khoảng gian, và sự tiếp nối đối với ta có hình thức
một đường liên tục hay một dây xích mà các phần đụng vào nhau, nhưng không
thâm nhập với nhau… (Nói tóm lại), có một không gian thực sự không có kỳ
gian, ở đó các hiện tượng xuất hiện và biến mất một lượt với các tâm trạng của ta.
Có một kỳ gian thực sự, mà các lúc khác nhau thâm nhập lẫn nhau, nhưng mỗi
lúc có thể liên hệ với một trạng thái ngoại giới, đồng thời với nó và do hậu quả
của liên hệ ấy có thể chia rẽ với các lúc khác. Do sự so sánh hai thực tế ấy phát
sinh một cách tượng trưng kỳ gian do không gian. Như vậy kỳ gian khoác cái
hình thức huyền ảo, một trung gian đồng tính, và cái gạch nối giữa hai hạn từ
không gian và kỳ gian ấy là sự đồng thời mà người ta có thể định nghĩa là giao
điểm của không gian với thời gian.

Henri BERGSON, Khảo luận về những dữ kiện trực tiếp của ý thức,t.76 - 77.

Nội tâm tính của bản ngã (L’intériorité du Moi)

Ngay tự quyển "Các dữ kiện trực tiếp của ý thức" (1888), Bergson đã phân biệt
"hai phương diện của bản ngã". Dưới cái áo khoác bản ngã ngoại diện của trí thức
thực hành, liên lạc với thế giới bên ngoài và với những tập tục xã hội, ông cố
gắng vạch cho ta thấy một bản ngã thâm sâu hơn và linh động vô song, nhưng mà
ngôn ngữ không thể diễn tả xác đáng được.

Vậy đây là ta đứng trước hình bóng của chính ta: ta đã tưởng phân tách tình cảm
của ta, nhưng kỳ thực, ta đã thay thế vào nó một mớ kế cận những trạng thái bất
động, có thể diễn tả bằng tiếng, và mỗi cái là yếu tố chung, cho nên là cặn bã vô
ngã những ấn tượng đã được cả xã hội cảm thấy trong một trường hợp nào. Và vì
đó ta lý luận trên các trạng thái ấy và ta áp dụng cho nó cái lôgích đơn sơ của ta:
sau khi đã sắp chúng thành loại, bằng cách biệt lập chúng với nhau, ta đã dự bị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.