TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1619

chúng để dùng vào một diễn dịch sau này. Bây giờ nếu một tiểu thuyết gia bạo
dạn nào, đem xé tấm vải thêu dệt khéo léo của bản ngã tập quán của ta bày tỏ cho
ta dưới cái hình dáng lôgích ấy một sự phi lý căn bản, dưới mớ kế cận những
trạng thái đơn sơ, một thấu triệt vô cùng muôn vàn ấn tượng đa tạp, chúng đã
biến mất ngay khi được nói đến, ta tất sẽ khen nhà văn ấy đã biết ta hơn là chính
ta biết mình. Nhưng thật ra không phải thế, và nội cái việc ông ta bày tỏ tình cảm
ta trong thời gian đồng tính, và đem xuất diễn các yếu tố bằng từ ngữ, thì người ta
cũng chỉ trình bày cho ta một bóng dáng mà thôi: nhưng ông ta đã xếp đặt bóng
dáng ấy cách nào cho ta nghi ngờ đến cái bản tính kỳ lạ và nghịch lý của đối vật
chiếu ra nó; ông ta đã kêu gọi ta suy nghĩ bằng cách đặt vào biểu diễn lẫn nhau nó
chính là bản thể của các yếu tố được xuất diễn. Nhờ ông ta khuyến khích, ta đã
gạt ra trong chốc lát cái màn che mà ta đã đặt giữa tâm thức ta và ta. Ông ta đã
đặt ta lại trước chính mình ta.

Ta cũng sẽ cảm thấy một sự ngạc nhiên như thế, nếu ta đập vỡ cái khuôn khổ của
ngôn ngữ, mà cố gắng nắm được chính những ý tưởng của ta ở trạng thái tự
nhiên, và như tâm thức ta, khi đã thoát khỏi sự ám ảnh của không gian, sẽ nhận
thấy chúng… Những ý kiến mà ta nắm chắc nhất cũng là những ý kiến mà ta khó
biện minh hơn cả, và chính những lý lẽ ta đưa ra để chứng minh chúng cũng
không phải những lý lẽ đã xui khiến ta thừa nhận chúng vô cớ, vì cái gì đã làm
chúng có giá trước mắt ta, là vì sắc thái của chúng thích ứng với màu sắc chung
tất cả ý tưởng khác của ta, là vì ta đã nhận thấy ngay ở đấy cái gì của ta… Nhưng
không phải tất cả ý tưởng của ta đều nhập thể như thế vào khối tâm trạng của ta.
Nhiều ý tưởng chỉ lênh đênh trên mặt như những lá úa trên mặt hồ. Như thế có
nghĩa là tinh thần ta khi nghĩ đến chúng, luôn luôn bắt gặp chúng ở tình thế bất
động, như thể chúng ở ngoài nó. Vào số ấy có những ý tưởng mà ta nhận lấy sẵn
sàng, và chúng ở trong ta nhưng không bao giờ đồng hoá với bản thể ta, hay nữa
những ý tưởng mà ta đã bỏ rơi không săn sóc nên đã khô héo đi. Nếu cứ tuỳ theo
trình độ mà ta rời xa những tầng lớp thâm sâu của bản ngã, thì những tâm trạng ta
lại có xu hướng tăng gia, mặc lấy hình thức đa tính số lượng và tự khai triển trong
một không gian đồng tính, là vì chính những tâm trạng ấy nhiễm lấy một bản tính
càng ngày càng bất động và một hình thức càng ngày càng vô ngã. Cho nên
không có gì ngạc nhiên là chỉ những ý tưởng ít thuộc về ta nhất mới có thể xuất
diễn xác đáng bằng từ ngữ: thuyết liên tưởng chỉ áp dụng cho những ý tưởng ấy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.