TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1624

Ta đã nói: muốn khái quát, cần phải trừu tượng hoá chỗ giống nhau, nhưng muốn
vạch ra chỗ giống nhau một cách hữu ích, lại cần phải biết khái quát đã. Sự thực
là không có vòng lẩn quẩn, vì chỗ giống nhau làm khởi điểm cho tinh thần khi nó
trừu tượng lúc đầu, không phải chỗ giống nhau mà tinh thần đi tới khi nó khái
quát một cách hữu ý. Chỗ giống nhau tự đó nó khởi sự là sự giống cảm thấy,
được sống, hay nếu ta thích hơn, tự động diễn tả. Chỗ giống mà nó trở lại là sự
giống bằng trí thức hay được suy tưởng. Và chính trong cuộc diễn tiến ấy mà
được kiến thiết, nhờ sự cùng cố gắng của trí tuệ và của ký ức, những tri giác cá
thể và sự khái niệm các chủng loại, - ký ức thì ghép các chỗ phân biệt trên những
chỗ giống nhau tự nhiên trừu tượng hoá, trí tuệ thì gỡ ra ở thói quen chỗ giống
nhau cái ý tưởng rõ rệt về sự tổng quát. Cái ý tưởng sự tổng quát ấy, lúc đầu chỉ
là ý thức một thái độ đồng nhất trong những tình thế đa tạp; lúc ấy nó chỉ là tập
quán, đi từ phạm vi các vận động lên phạm vi tư tưởng. Nhưng tự những giống
loại được phác hoạ một cách máy móc như thế do tập quán, ta đã bước sang ý
tưởng tổng quát của giống loại, do một cố gắng suy tư về chính tác dụng ấy; và
một khi ý tưởng ấy đã được cấu thành, ta đã xây dựng lần này một cách cố ý, một
số vô hạn những ý niệm tổng quát. Đây không cần phải thêm trí thức vào chi tiết
việc kiến thiết ấy. Ta chỉ cần nói rằng: trí tuệ, bắt chước công việc của thiên
nhiên, cũng đã lắp thành những bộ máy động cơ, lần này bị tác tạo, để bắt chúng
thích ứng, bằng một số có hạn cho một số đông vô hạn cá vật: toàn bộ những cơ
cấu ấy là lời nói phát âm.

Henri BERGSON, Vật chất và Ký ức, t.172 - 176.

Giấc mộng

Bergson, mặc dầu công nhận với Freud là giấc mộng mở cho ta thấy chỗ thâm sâu
của bản ngã, nhưng lại gán cho nó một ý nghĩa khác hẳn. Theo ông, cái gì phân
biệt giấc mộng với lúc tỉnh thức, không phải là cơ cấu của nó, - kỳ thực vẫn là
một, - nhưng là sự cố gắng chú ý đến đời sống khiếm khuyết ở đây.

Đâu là chỗ khác biệt cốt yếu giữa giấc mộng và lúc tỉnh thức? Ta sẽ tóm tắt lại
mà nói rằng: những khả năng hoạt động, hoặc khi tỉnh thức, hoặc trong giấc
mộng vẫn là một, nhưng một đàng chúng được căng thẳng và đàng khác chúng bị
thả lỏng. Giấc mộng là một sinh hoạt tâm linh, chỉ thiếu sự cố gắng tập trung,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.