TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1625

song vẫn nhận thấy, vẫn nhớ lại, vẫn lý luận: tri giác, kỷ niệm, và lập luận có thể
rất phong phú ở người mơ mộng, vì phong phú trong phạm vi tinh thần,không có
nghĩa là cố gắng. Cái gì đòi hỏi sự cố gắng là sự đích xác của việc quy chính.
Muốn cho một tiếng chó sủa gợi ra ở ký ức ta, một cách thoáng qua, cái kỷ niệm
một cuộc hội họp ồn ào, ta chả phải làm gì cả. Nhưng muốn cho nó tìm đến ở đấy,
ngoài tất cả các kỷ niệm khác, cái kỷ niệm tiếng chó sủa, và do đó nó có thể được
giải thích, nghĩa là được nhận thấy thực sự như tiếng sủa, thì phải một cố gắng
tích cực. Người mơ mộng không còn sức cố gắng ấy nữa. Tự đó và chỉ tự đó mà
thôi, người ấy tự phân biệt với kẻ thức tỉnh.

Đó là chỗ khác biệt. Nó tự xuất diễn dưới nhiều hình thức. Tôi sẽ không đi vào
chi tiết, tôi chỉ xin lưu ý quý vị về hai hay ba điểm là tính cách bất định của giấc
mộng, nó có thể xảy ra một cách mau chóng, nó dành ưu tiên cho những kỷ niệm
vô nghĩa lý.

Tính cách bất định cắt nghĩa được dễ dàng. Vì giấc mộng có yếu tính là không lắp
khít thật đúng cảm giác vào kỷ niệm, nhưng cứ để lỏng lẻo, nên cho cùng một
cảm giác sẽ được áp dụng bất luận những kỷ niệm rất khác nhau. Chẳng hạn,
trong trường sở thị quan, đây là một vết xanh có lốm đốm những chấm trắng. Nó
có thể cụ thể hoá cái kỷ niệm một đám cỏ với những bông hoa, hay bàn bi-a với
những hòn bi, - và nhiều cái khác nữa. Tất cả đều muốn hồi sinh trong cảm giác
ấy. Tất cả đều đuổi theo nó. đôi khi chúng lần lượt bắt được nó: đám cỏ trở nên
bàn bi-a, và ta được chứng kiến những cuộc biến hoá lạ lùng. Có khi chúng bắt
được nó cả một lượt, khi ấy đám cỏ là bàn bi-a, - một điều phi lý mà người mơ
mộng có lẽ muốn giải quyết bằng một lập luận, nhưng lại làm nó càng nặng thêm
hơn nữa.

Có những giấc mộng xảy ra một cách mau chóng; hình như cũng là một hiệu quả
khác của cùng một nguyên nhân ấy. Trong vài giây, giấc mộng có thể trình bày
cho ta một chuỗi biến cố có thể chiếm cả mấy ngày trong khi tỉnh thức… Nhưng
sự dồn dập những hình ảnh như thế không có gì là huyền bí. Nên nhận xét là
những hình ảnh mơ mộng phần lớn thuộc thị giác, những câu chuyện mà người
mơ mộng tưởng đã nghe thấy, thường là đã được sắp lại, bổ túc, phóng đại khi
thức dậy: lại có lẽ, trong vài trường hợp, chỉ có cái tư tưởng câu chuyện, ý nghĩa
tổng quát của nó, kèm theo các hình ảnh. Nhưng một số muốn lớn bao nhiêu cũng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.