TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1627

Chính dựa trên những miêu tả của Fabre mà Bergson đã kiến thiết lý thuyết về
bản năng của ông. Theo ông, bản năng và trí thức, mặc dầu "cả hai không bao giờ
được thấy ở trạng thái thuần tuý" tiêu biểu hai phương hướng phân tán và cốt yếu
khác nhau của tâm linh. Trí thức, có mục đích tác động trên vật chất có đặc tính là
"tự nhiên không am hiểu sự sống"; nó là phân tích và kế cận trong không gian,
bản năng, trái lại, ở vào chiều dài trực tiếp của "hứng khởi sinh tạo" (l’élan vital),
nó là trực giác và đồng cảm.

Trong khi trí thông minh đối phó với mọi vật cách máy móc, bản năng diễn tiến,
nếu ta có thể nói thế, một cách hữu cơ. Nếu cái ý thức đang ngủ ở nó chợt tỉnh
dậy, nếu nó nhập nội thành trí thức thay vì thoát ngoại thành hành động, nếu ta
biết cách hỏi nó và nó có thể trả lời, nó sẽ tiết lộ cho ta những bí mật thầm kín
nhất của sự sống. Vì nó chỉ tiếp tục công việc do đó sự sống tổ chức vật chất, đến
nỗi ta không thể nói được, như người ta đã bao lần chứng tỏ điều ấy nơi đâu tổ
chức kết liễu và nơi đâu bản năng bắt đầu. Khi con gà đập vỡ cái vỏ trứng bằng
mỏ của nó, nó hành động do bản năng, tuy nhiên nó chỉ theo cái vận động đã đưa
nó qua đời sống phôi thai. Ngược lại, trong thời kỳ đời sống phôi thai (nhất là khi
thai nhi sống tự do với hình thức ấu trùng) nhiều vận động được hoàn thành mà ta
phải lệ thuộc vào bản năng. Do đó, những bản năng cốt yếu nhất trong cái bản
năng sơ khai, kỳ thực là những diễn tiến sinh hoạt. Cái ý thức năng thể kèm theo
chúng, thường chỉ thực hiện ở giai đoạn đầu tiên của tác động, và để phần diễn
tiến còn lại tự hoàn tất một mình. Nó chỉ cần nở nang rộng hơn, rồi ăn sâu xuống
cho đủ, để phù hợp với lực lượng phát sinh sự sống.

Khi ta thấy trong một thân thể sống động, hàng nghìn những tế bào cộng tác vào
một đích chung, tự phân công tác, mỗi cái sống cho mình và đồng thời cho cái
khác, tự bảo tồn, nuôi dưỡng, sinh sản, đáp lại những đe doạ của nguy hiểm bằng
những phản động tự vệ thích hợp, thì làm sao khỏi nghĩ đến từng ấy bản năng.
Nhưng tuy vậy, đây là những tác dụng tự nhiên của tế bào, những yếu tố cấu
thành sinh lực của nó.Ngược lại khi ta thấy những con ong ở một tổ lập thành một
hệ thống được tổ chức chặt chẽ đến nỗi không thể một cá thể nào có thể sống cô
lập ngoài một thời hạn nào, mặc dầu có cung cấp cho nó chỗ ở và thức ăn nữa, thì
làm sao khỏi nhìn nhận là con ong, thực sự chứ không phải cách nói bóng, là một
tế bào, kết hợp với các con khác bằng những dây liên lạc vô hình? Do đó, bản
năng làm con ong sống động, lẫn với cái lực lượng làm tế bào sống động, hay chỉ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.