nặng bằng nhau, một viên đạn chì, một khối gỗ vuông, một hộp giấy to thì bao
giờ người ấy cũng thấy những vật to hơn là nhẹ hơn… Hiệu quả còn rõ rệt hơn,
khi ta dùng những vật đồng chất, chẳng hạn những ống bằng đồng to bé khác
nhau, nhưng vẫn nặng bằng nhau. Ảo tượng vẫn tồn tại, nếu những vật ấy được
nắm bằng một cái vòng và một cái móc; nhưng trong trường hợp ấy, nếu bịt mắt
lại thì ảo tượng không còn nữa. Và tôi nói rõ là ảo tượng, vì những trọng lượng
khác nhau tưởng tượng như thế được cảm thấy ở những ngón tay cũng rõ rệt như
nóng hay lạnh. Nhưng cứ theo những trường hợp mà ta đã nhắc lại, thì hiển nhiên
là sự sai lầm ước lượng ấy nguyên do tự cái bẫy đã gài cho trí tuệ; vì bình thường
những vật to hơn thì cũng nặng hơn; và vì thế cứ theo thị giác ta trông đợi là vật
lớn thì thật nặng hơn; mà vì ấn giác không tỏ ra điều gì như thế cả, ta bỏ cái phán
đoán thứ nhất ấy, lại vì ta cảm thấy những vật ấy không nặng như ta tưởng trước,
nên ta phán đoán và sau cùng cảm thấy chúng nhẹ hơn những vật kia. ta thấy rõ
trong thí dụ này, là ở đây nữa ta vẫn tri giác theo liên quan và so sánh, và cái tiên
giác, lần này bị gạt, lại khoác lấy hình thức của đối vật.
Người ta cũng phân tách được dễ dàng như thế những ảo tượng có tiếng nhất về
thị giác. Tôi muốn nói rõ nhất là các ảnh vẽ cố ý cho thấy một cột đèn và một
người, cứ theo viễn thị thì đúng bằng nhau, nhưng ta vẫn không thể tin khi ta
không có ý đo lường nữa. Ở đây nữa, cũng lại phán đoán làm cho đối vật lớn
thêm…
Để chuẩn bị cho việc trình bày khó khăn này, xin mời độc giả suy nghĩ về thí dụ
cái thực thể kính, sau khi đã nhớ lại lý thuyết và cách sử dụng ống kính ấy, ở đây
nữa, cái hình như nổi bật lên; thường nó chỉ được kết luận do một hiện dáng
không giống hình nổi tí nào, là do sự khác biệt giữa những hiện dáng của những
sự vật đồng nhất cho mỗi mắt của ta. Như thế là nói rằng: những khoảng cách đối
với ta ấy, nó làm hình nổi hẳn lên, không phải như những khoảng cách ở trong dữ
kiện, nhưng chỉ được tư tưởng như là những khoảng cách, nên đặt mỗi vật vào
chỗ của nó, theo câu nói trứ danh của Anaxagore: "Mọi sự lẫn với nhau, nhưng trí
tuệ đến sắp thứ tự tất cả".
Độc giả có lẽ đã nhận thấy là tri thức bằng giác quan có ít nhiều tính cách khoa
học; rồi đây lại cần hiểu rằng: mọi khoa học là một tri giác đích xác hơn về sự
vật. Cái thí dụ lạ lùng nhất là khoa thiên văn, nó chỉ gần như là tri giác các vật