kinh nghiệm, chúng xuất hiện ở đấy dễ dàng hơn. Bây giờ ta thử xem những
khoảng cách khác, như bày ra trước mắt ta, hay những khoảng cách không trông
thấy được, khoảng cách của người mù, chỉ hạn định sự cố gắng phải thực hiện, ta
sẽ thấy rằng: những khoảng cách ấy cũng là những khoảng cách, nghĩa là những
tương quan không thấy được, cùng một hạng với chiều sâu…
Để tóm tắt, ta phải nói là ta nhận thấy các sự vật trong không gian nhưng không
gian không phải một đối tượng của giác quan chỉ được sắp đặt, phân biệt và nhận
thấy bởi không gian.
ALAIN, Những yếu tố của triết học, t.41 - 44.
TRIẾT HỌC HIỆN ĐẠI BẰNG TIẾNG ĐỨC: hiện tượng học, tường chú học,
hữu thể học và ngữ pháp triết học.
(La Philosophie Contemporaine de langue allemande: Phénoménologie,
herméneutique, ontologie et grammaire philosophique)
Sự đóng góp của các tác giả viết bằng tiếng Đức vào triết học thời hiện đại là có
tính quyết định, phần bởi ý nghĩa và sức nặng triết lý cũng như tính đa dạng và độ
rộng khiến ta khó mà đánh giá được một cách thật xác đáng phần đóng góp ấy
trong lịch sử triết học hiện đại và đương đại mà ở đây chỉ có thể nêu tên những
trào lưu chính.
Những trào lưu tân phái Kant (Courants néo_Kantiens). Trường phái Marburg
(Hermann Cohem, Natorp, Ernst Cassirer), Trường phái công lý học ở Bade
(Windel-band, Rickert, Troeltsch), "Chủ tương đối" của Georg Simmel v.v…
Những trào lưu Mác-xít: Georg Lukács (Lịch sử và ý thức giai cấp, 1923), Karl
Korsch v.v… đưa đến những công trình của "lý thuyết phê phán" của trường phái
Francfort (Max Horkheimer, Theodor.W.Adorno, Herbert Marcuse), đến sáng tác
mạnh mẽ và độc đáo của một Ernst Bloch (Tinh thần của không tưởng, 1918;
Nguyên lý hy vọng, 1954 - 59) cho đến việc "phê phán những hệ tư tưởng" và Lý
thuyết về tác động truyền thông của Jrgen Habermas.