TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1643

Trào lưu đa biệt của tư tưởng Do thái giáo (Franz Rosenzweig, Martin Buber,
Gerschom Scholem).

Truyền thống Ao-Đức về triết lý toán học, lôgích học và khoa học: Bolzano (Lý
thuyết khoa học, 1837), Franz Brentano (Tâm lý học từ quan điểm thực nghiệm,
1874), A.Meinong (Lý thuyết về sự vật, 1904), thuyết chủ hiện tượng của Ernst
Mach, thuyết duy nghiệm và thực chứng lôgích của Câu lạc bộ thành Vienne
(Rudolph Carnap, Otto Hahn, Neurath, Schlick và Waismann), nhận thức luận
của Karl Popper v.v…(Truyền thống "triết học như là khoa học nghiêm xác" này
cũng đã gợi cảm hứng cho Edmund Husserl, người sáng lập ra "hiện tượng luận
siêu nghiệm", mà còn, qua con đường xéo của những công trình lôgích - ngữ học
của G.Frege (1848-1925), những thám cứu lôgích_triết học của Ludwig
Wittgenstein).

Cuối cùng, phải nêu bật lên sự tiếp tục sâu sắc (có lẽ do tầm quan trọng của mối
bận tâm chú giải và thần học, nhưng cũng là ngôn ngữ học, giữa lòng văn hoá
Đức cho đến ngày nay) của một truyền thống tường chú học triết lý
(herméneutique philosophique). Truyền thống này ngược về đến Schleiermacher
(1768 - 1834), được kế tục trong tư tưởng triết học liên quan đến vấn đề thành lập
những khoa học tinh thần (Geisteswissenschaften - Sciences de l’esprit) như là
những môn học đặc chủng, có tính cách lãnh hội (comme disciplines spécifiques,
de nature compréhensive) với những công trình của Wilhelm Dilthey (1833 -
1911), rồi, qua bộ Tâm lý học về các thế giới quan (1919) của Karl Jaspers và
"triết học tồn sinh"của ông cũng như trong phong trào "triết lý về cuộc đời"
(lebensphilosophie), tìm thấy một cuộc trỗi dậy ngoạn mục trong hiện tượng học
của Husserl và nhất là trong tường chú học phổ sinh (herméneutique existentiale)
của Heidegger (và, song song đó trong sự chú giải công cuộc giải huyền thoại -
démythologisation - của Rudolph Bultmann) để cuối cùng nở hoa trong tường
chú học triết lý của Hans Georg Gadamer (Chân lý và phương pháp, 1960).

Người ta không thể nắm bắt tinh thần của triết học Đức đương đại mà không tái
đăng ký nó vào trong mối bận tâm sâu xa về tường chú học - vốn là đặc trưng của
truyền thống Đức kể từ Hegel, Schelling và Schleiermacher - mối bận tân định vị
thời gian và nơi chốn của mọi suy niệm triết lý cơ bản trong chân trời của một sử
tính và một truyền thống ý nghĩa, mà ý nghĩa tự nóm ở ra một cách kiến giải triết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.