TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1645

chủ thể siêu nghiệm, về lãnh vực tiền thuộc từ của thế giới của đời sống, về lịch
sử phê phán của lý trí (cuộc khủng hoảng của khoa học châu Âu và hiện tượng
học siêu nghiệm, 1936) là chủ đề của nhiều bài giảng và nhiều bài văn chưa xuất
bản của Husserl mà ngày nay vẫn còn tiếp tục ra mắt người đọc. Được vận dụng
dưới nhiều hình thức đặc loại, phương pháp hiện tượng luận phát huy tác dụng
nơi nhiều nhà tư tưởng, mà người lỗi lạc và độc đáo nhất là Martin Heidegger
(ngoài ra, chúng ta nên kể thêm Max Scheler và Karl Jaspers, và ở Pháp, Sartre,
Merleau Ponty, Emmanuel Levinas, và ở Tiệp, Jan Patocka).

Nét nổi bật thứ ba trong phong cảnh triết lý Đức là tầm mức hữu thể học của
những tác phẩm lớn.

Quan tâm hữu thể học vẫn luôn hiện diện trong tư tưởng Đức. Nó đạt đến cao
trào dưới sự bảo hộ của chủ nghĩa phê phán của Kant, trong một thứ hữu thể học
về khách quan tính lôgích khoa học hay khách quan tính siêu nghiệm (Meinong,
Frege, Husserl, Cassirer, Nicolạ Hartmann v.v…).

Mọi công trình của Martin Heidegger (1889 - 1976) hệ tại ở đưa vấn đề hữu thể
luận hiểu theo cách truyền thống (từ những nhà tư tưởng Hy Lạp đầu tiên) ra ánh
sáng mới của vấn đề ý nghĩa của hữu thể. Nâng hiện tượng luận đến khả tính tối
hậu của nó, hữu thể và thời gian (Sein und Zeit, 1927) làm cho nó, khác với
Husserl, hướng về chính những tiền giả định của mình: những tiền giả định liên
quan đến ý nghĩa của hữu thể và ý nghĩa của chân lý.

Như thế triết học Đức dường như hoàn tất trong ánh sáng của những con đường
mở ra cho Heidegger, và nơi mà truyền thống siêu hình học (nhất là Đức, nhưng
nguyên thuỷ từ Hy Lạp và cuối cùng là Tây phương) trở nên, một cách minh
nhiên, là vấn đề cho chính nó. Đối với cuộc trưng cầu này của Heidegger về một
khởi đầu mới, nó giúp cho tư tưởng có khả năng đối mặt với yếu tính của kỹ
thuật, là cuộc trưng cầu - trong một truyền thống khác - của ngữ pháp triết học,
một cuộc trưng cầu triết lý mà Ludwig Wittgenstein tự nhận sứ mệnh làm kẻ tiên
phong đơn độc.

Trong một công trình rất khó tiếp cận và hầu như hoàn toàn là di tác, được viết
theo một văn phong châm ngôn (style aphoristique) hay dưới hình thức những bút

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.