TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1644

học. Điều đó đúng đối với những vị "tiền hiền khai sáng" của chủ nghĩa duy tâm
Đức cho đến những công trường triết học lớn của thời cận đại do Husserl và
Heidegger mở ra, và Gadamer tự giới thiệu như người kế thừa minh nhiên nhất.
Tất cả chiều kích này song hành với mối quan tâm hiển ngôn (le souci prononcé)
của các triết gia Đức đó là trả lại, càng trung thực càng tốt, đặc tính bất khả giản
quy của vận động đời sống của tinh thần và của tồn sinh con người mà đặc điểm
là luôn truy cầu ý nghĩa. Nét cuối này cũng đúng với Dilthey, với Simmel, với
Scheler, với Cassirer và với Jaspers cũng như với Lukács hay với Bloch, mặc dầu
là trong những tư cách khác nhau, và, dĩ nhiên là, với Husserl và Heidegger, và
những môn đồ của họ.

Một nét nổi bật khác của khung cảnh triết học Đức: ảnh hưởng quyết định của tư
tưởng và trào lưu hiện tượng luận. Trào lưu tư tưởng đa phức này đã góp phần,
hơn bất kỳ trào lưu nào khác, vào sự đổi mới sâu xa mọi nền triết học đương đại
trong toàn bộ thế giới hiện đại.

Trong sự nghiệp đồ sộ của mình, Edmund Husserl (1859 - 1938) đưa ra, cùng với
hiện tượng luận siêu nghiệm, một nền triết học bận tâm đến việc tự thiết lập mình
một cách toàn triệt như là khoa học nghiêm xác về việc mô tả chính những hiện
tượng. Đó là ý nghĩa của việc "quay về với chính sự vật" và của phương pháp
hiện tượng luận. Chống lại thuyết chủ tâm lý (giản qui những định luật của chân
lý lôgích vào những định luật của tiến trình tâm lý), Husserl thiết lập, theo cách
hiện tượng luận, môn lôgích thuần tuý về sự mô tả những yếu tính lý tưởng được
lãnh hội bằng một trực quan ban tặng từ nguyên thuỷ, a priori (Nghiên cứu lôgích
học, 1901; Triết học như khoa học nghiêm xác, 1911). Sau đó, có thể kiến tạo một
khoa học phổ quát về những yếu tính (mathesis universalis) nó sẽ cho ra một hữu
thể học chất thể và một hữu thể học mô thể (khoa học về yếu tính của mọi vật nói
chung, ngữ pháp thuần tuý về những ý nghĩa và lôgích thuần tuý). Quay về từ sự
mô tả những yếu tính đến những hành vi của đời sống siêu nghiệm của ý thức
(ý_hướng_tính, được đưa ra ánh sáng bởi Franz Brentano), chính hiện tượng luận
cũng trở thành siêu nghiệm khi nó bận tâm mang những hành vi ý hướng này,
bằng vận trù của sự giản quy hiện tượng luận, về chủ thể tính của một chủ thể
siêu nghiệm (Những ý tưởng dẫn đạo cho một hiện tượng luận thuần tuý, và một
triết lý hiện tượng luận, 1913; Lôgích hình thức và lôgích siêu nghiệm và Những
suy niệm về Descartes, 1929). Hiện tượng luận về tổng hợp thời gian, về tính liên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.