TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1647

sống, tâm lý cũng như lịch sử, đó là đời sống của tinh thần, và đời sống đó, do
tính phản tư cốt yếu của nó, nên tự nó là kiến giải cho chính nó. Nhiệm vụ của
triết học là "giải minh" (expliciter)_ chứ không chỉ là "giải thích" (expliquer) -
tính phản tư nội tại này của đời sống, luôn ưu tư về ý nghĩa của chính mình.

Tránh mọi "khuếch trương lạm dụng những khái niệm thoát thai từ những khoa
học vật lý vào phạm vi của đời sống tinh thần và của lịch sử", đó phải là sự quan
tâm thường trực về một nền tảng triết lý của các khoa học lịch sử về tinh thần. Đó
cũng là nhiệm vụ mà Dilthey dành cả công sức trong mọi tác phẩm của ông. Triết
lý của ông dựa trên một siêu hình học về sự sống và về tinh thần: nó mặc hàm
một tường chú học (herméneutique) về những biểu hiện cực kỳ đa biệt của chúng.
Nó cũng mặc hàm một thứ tương đối luận, hay ít ra một thứ viễn tượng luận
(perspectivisme) về những "tầm nhìn thế giới" (Weltanschauungen) mà bên ngoài
chúng, yếu tính của triết học, theo Dilthey, không thể xảy ra, cũng không thể có ý
nghĩa nào.

Tư tưởng của triết gia Wilhelm Dilthey, bên cạnh những tư tưởng của Jakob
Burckhardt, của Max Weber, hay tâm lý học theo quan điểm thực nghiệm của
Franz Brentano, sẽ có một ảnh hưởng sâu xa và quyết định, không chỉ trên nhân
loại học, sử học, tâm lý học, và những khoa học nhân văn đặc trưng của Đức, mà
còn trên tư tưởng triết lý Đức đương đại (E.Husserl, E.Cassirer, K.Jaspers,
M.Heidegger, H.G.Gadamer v.v…)

THẾ GIỚI TINH THẦN (Le Monde de l’Esprit)_ 1911

Wilhelm Dilthey đã tập hợp dưới tựa đề này, vào năm cuối của đời mình, phần
cốt yếu từ những khảo luận của ông liên quan đến triết lý về những khoa học của
tinh thần (Geisteswissenschaften), được nhận định trong sự khác biệt cốt yếu mà
chúng phải yêu sách đối với những môn học thuộc về những khoa học tự nhiên
(Natur-wissenschaften). Trong số những khảo luận quan trọng nhất: những quyển
liên quan đến nền tảng của các khoa học đạo đức và xã hội, như Những ý tưởng
về tâm lý học mô tả và phân tích (1894) hay Góp phần nghiên cứu cá nhân tính
(1895 - 1896), khảo luận về Nguồn gốc và sự phát triển của tường chú học
(1900); cuối cùng là khảo luận về Tinh yếu của triết lý (1907) tự đề ra mục đích
"nghiên cứu lịch sử về tinh yếu của triết lý", đưa nó vào bên trong một "tầm nhìn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.