thế, với tư cách là chất thể, những nguyên lý của các Ý niệm là cái Lớn và cái
Nhỏ, và với tư cách là mô thể, đó là nhất thể, vì chính từ cái Lớn và cái Nhỏ và
bởi sự tham thông của cái Lớn và cái Nhỏ vào Nhất thể mà sinh ra những con số
lý tưởng (3). Nói rằng Nhất thể là chất thể, chứ không phải là thuộc tính của một
vật khác (4) thì Platon đồng ý với những triết gia phái Pythagore, nói rằng các
con số là nguyên nhân chất thể của các hữu thể khác, thì ông cũng đồng ý với họ
như thế. Nhưng thay thế Vô hạn mà họ quan niệm như là đơn giản, bằng một Nhị
tố (une Dyade), và kiến tạo Vô hạn (l’Infini) với cái Lớn và cái Nhỏ, đó là sự tài
bồi cá nhân của Platon.
Một điểm khác, riêng thuộc về ông, đó là Platon đặt các con số bên ngoài những
vật khả giác, trong khi những người theo phái Pythagore lại cho rằng chính sự vật
là những con số, và đàng khác không đặt những đối vật toán học như là những
hữu thể trung gian giữa các Ý niệm và Khả giác (5). Nếu ông đem cách ly Nhất
thể và các con số khỏi thế giới khả giác, ngược lại với những người theo
Pythagore, và nếu ông đưa vào các Ý niệm, đó là do những tìm tòi nghiên cứu
của ông về lô-gích học (vì những người đi trước ông chưa có chút kiến thứ nào về
biện chứng pháp.) (d); nếu, đàng khác, ông đặt Nhị tố bất định như là bản tính thứ
nhì, điều đó do ở chỗ các con số, ngoại trừ những số nguyên, dễ dàng sinh ra từ
Nhị tố, như từ một chất dẻo nào đấy (6)…
Đó là cách mà Platon đã định nghĩa học thuyết của ông về những điểm được bàn
đến. Những nhận định đi trước chỉ ra một cách hiển nhiên rằng ông chỉ dùng hai
loại nguyên nhân: nguyên nhân mô thể và nguyên nhân chất thể (7) (thật thế, các
Ý niệm là nguyên nhân yếu tính cho mọi vật khác, và Nhất thể, đến lượt nó, là
nguyên nhân cho các Ý niệm) (e); và chất thể này, đó là Nhị tố (f), là cái Lớn và
cái Nhỏ. Platon còn đặt vào, nơi một trong hai yếu tố này, nguyên nhân của điều
thiện, và trong yếu tố kia, nguyên nhân của điều ác, học thuyết mà một vài triết
gia của thời trước như Empédocle và Anaxagore (8) đã tìm cách bảo vệ.
ARISTOTE, Siêu hình học.
1. Aristote nghĩ rằng cả Platon cũng thất bại trong toan tính này.
2. Những sự vật toán học đến sau các Ý niệm và thực hiện chức năng trung gian.