TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 166

3. Các con số lý tưởng được trực tiếp tạo ra bởi sự hợp nhất của hai nguyên lý.

4. Đối với Platon, Nhất thể là một thực tại bản thể ( une réalité sudstantielle); đối
với Aristote, Nhất thể sẽ chỉ là một thuộc tính ( attribut).

5. Những sự vật toán học là những trung gian giữa các Ý niệm - con số và những
vật khả giác.

6. Có thể nhận dấu vết ấn vào, như cục sáp.

7. Aristote trở lại dùng kho thuật ngữ của riêng ông.

8. Xem lại những trang dành cho các triết gia này.

NHỮNG NGUYÊN LÝ, Ý NIỆM, CON SỐ, VÀ PYTHAGORE

a. Theo tầm nhìn Pythagore, những hữu thể khả giác cùng bản chất với các con số
và giống với chúng; theo lời dạy của Platon, người nghĩ rằng các Ý niệm có một
tồn tại riêng, phải hiểu bản chất của quan hệ giữa chúng và các hữu thể bằng
những từ ngữ khác nhau.

b. Các Ý niệm là những hữu thể hỗn hợp được tạo thành từ cái Lớn và cái Nhỏ,
đối với chất thể của chúng và từ Nhất thể, đối với mô thể của chúng (chất thể và
mô thể - matìere et forme - là những từ ngữ riêng của Aristote).

c. Philolaos cho cái Vô hạn/ Vô tận là một nguyên lý đơn giản trong khi Platon
cho đó là nguyên lý song đôi. Nếu ta chia một đoạn thẳng thành hai đoạn, rồi
thành hai đoạn nữa… cứ thế mãi, theo phép lưỡng phân của Zénon d’ Élée, thì
một phần ( cái Lớn) của đoạn thẳng liên tục không ngừng lớn lên, trong khi phần
kia (cái Nhỏ) không ngừng giảm đi.

d. Biện chứng pháp của Platon có chức năng soi sáng sự tham thông và quan sát
bằng cách nào quá trình lưỡng phân tạo ra các loài hay các mô thể. Các Đối thoại
Biện giả và Nhà chính trị minh hoạ phương pháp phân chia này.

e. Về phương diện mô thể thì:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.