nghĩa là thế giới tinh thần - là phương pháp lý hội (Verstehen). Như vậy, tâm lý
học phải cố tránh những giả thuyết giải thích, phải kiêng dè mọi khuếch trương
lạm dụng những phương pháp của các khoa học vật lý vào lãnh vực đời sống tâm
linh và lịch sử.
"Khoa học về tinh thần" có quyền xác định phương pháp của nó tuỳ theo đối
tượng mang ra nghiên cứu. Những khoa học ấy phải đi từ các ý niệm phổ quát
nhất trong phương pháp luận, rồi thử đem áp dụng các đối tượng riêng biệt và dần
dần cấu tạo trong phạm vi cũng riêng biệt những phương pháp và nguyên tắc
chính xác hơn, như trong trường hợp của khoa học về thiên nhiên. không phải vì
ta đưa vào phạm vi kia những phương pháp của các nhà bác học đại danh mà ta tỏ
ra là môn đồ chính tông của họ, nhưng vì ta thích nghi hoá cuộc tầm cứu cùng đối
tượng của nó và xử sự đối với khoa học của ta như các nhà bác học đối với khoa
học của họ. Trước hết khoa học về tinh thần khác khoa học về thiên nhiên ở chỗ
đối tượng của khoa học này là các sự kiện xuất hiện trước ý thức như những hiện
tượng cô lập và ở ngoài, còn đối tượng của khoa học kia là các sự kiện trình diễn
từ bên trong như một thực tại và một toàn bộ sống động độc sáng. Thành ra trong
lý hoá và vạn vật học, sở dĩ có một hệ thống thiên nhiên, là nhờ những suy luận
bổ túc các dữ kiện của kinh nghiệm bằng sự tổng hợp giả thuyết. Trái lại, trong
khoa học về tinh thần, toàn bộ đời sống tâm lý đâu đâu cũng cấu tạo một dữ kiện
nguyên thuỷ và căn bản. Về thiên nhiên, thì chúng ta giải thích; về đời sống tâm
hồn, thì chúng ta hiểu biết. Vì những tác động thu hoạch, vì những cách biệt theo
đó những cơ năng tâm lý, tức là những yếu tố riêng biệt của đời sống tâm thần, tổ
hợp thành một toàn bộ, đều là những dữ kiện mà chúng ta biết được nhờ kinh
nghiệm nội tâm. Ở đây, toàn bộ được sống cảm Là cái nguyên thuỷ; chỉ sau này,
người ta mới phân biệt những phần cấu thành toàn bộ ấy. Thành thử những
phương pháp theo đó chúng ta nghiên cứu đời sống tâm thần, lịch sử, và xã hội,
rất khác những phương pháp đưa đến sự hiểu biết thiên nhiên. Do sự khác biệt
mới trình bày, nhưng giả thuyết không đóng một vai trò đồng nhất trong tâm lý
học và trong việc nghiên cứu thiên nhiên. Trong thiên nhiên, bất cứ mọi hệ thống
nào cũng phát sinh ở giả thuyết; trong tâm lý học, chính hệ thống ấy là một dữ
kiện nguyên thuỷ và bất biến của kinh nghiệm: đời sống chỉ xuất hiện như một
toàn bộ (1). Vậy tâm lý học không cần dựa trên những ý niệm của suy luận để
thiết lập một liên hệ tổng quát giữa những nhóm sự kiện tâm thần chính yếu.