Tác phẩm triết học của Frege là phần bình luận, có tính phản tư và giải minh, đôi
khi suy niệm, về công trình lôgích toán học của ông. Nó là sự nối điêu và hình
thành phác thảo những đường nét ý nghĩa, về thực tại và về chân lý.
NHỮNG BÀI VIẾT LÔGÍCH - TRIẾT HỌC (Écrits logico-philosophiques)
Những bài viết cơ bản nhất, trong đó Frege giải minh ý nghĩa những khái niệm
trọng yếu của phép phân tích Lôgích về ngôn ngữ, luận về việc kiến giải mệnh đề
và phán đoán bằng từ ngữ hàm số và luận chứng, và sự phân biệt dứt khoát giữa ý
nghĩa của một dấu hiệu (nó có nghĩa là gì) và ám thị của nó (vật mà dấu hiệu chỉ
và ý nghĩa quy về). Frege cũng phân biệt rất nghiêm xác, trong lòng mọi thành
ngữ, giữa dấu hiệu, ý nghĩa và hàm thị. Cùng một sự vật, một đối tượng (thí dụ:
sao Kim - Planète Vénus) có thể là hàm thị của hai chỉ danh khác nhau (sao Hôm
hay sao Mai) chúng không diễn tả một cách hiển ngôn cùng một ý nghĩa. Còn về
mệnh đề, nó được trình bày như thể diễn tả một hàm số f(x) mà những quỹ tích
luận chứng - ở đây là (x) - đã bão hoà bởi những dấu hiệu có hàm thị là những đối
vật, trị của hàm đối với trị nào dấy của x thì không gì khác hơn là "đúng" và
"sai". Nơi nào mà dấu hiệu của hàm số chỉ thị một khái niệm, dấu hiệu luận
chứng chỉ thị một đối vật. Giá trị chân lý của mệnh đề là hàm của mệnh đề đó:
như vậy nó là một đối tượng duy nhất trong loại của nó. Cái công cụ mạnh mẽ
của phép phân tích Lôgích này làm đảo lộn mọi hữu thể học mà từ thời Aristote
vẫn song hành với phép phân tích thuộc từ của mệnh đề và của phán đoán.
Chân lý là hàm thị, chứ không phải ý nghĩa của mệnh đề (Lavérité est la
dénotation, et non pasle sens de la proposition)
Nếu như, trong mọi biểu tả của chúng ta, phải phân biệt chặt chẽ giữa dấu hiệu
(Le signe), ý nghĩa (Le sens), và hàm thị (La dénotaion) hay sự vật: đối vật hay
khái niệm mà ý nghĩa của biểu tả quy về, thì cũng phải làm điều đó đối với chuỗi
những dấu hiệu là chính mệnh đề, nghĩa là sự phát biểu của một phán đoán, có
thể đạt giá trị chân lý (đúng/sai).Như vậy Frege phân biệt giữa "biểu tả"
(expression) là mệnh đề", ý nghĩa "mà mệnh đề này diễn tả (đó là một tư tưởng)
với đối tượng hay sự vật mà tư tưởng - do mệnh đề này diễn tả - quy về. Như vậy,
hình như là cái đối tượng lạ lùng kia, cái sự vật độc nhất trong loại của nó, mà
mọi mệnh đề (và mọi tư tưởng) quy về - dầu ý nghĩa của nó là gì - Thì không gì