TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1654

nghĩa của mệnh đề thì chỉ có ý nghĩa của phần này là cần xét đến, chứ hàm thị
của nó thì chẳng cần chút nào. Tư tưởng vẫn đồng nhất dầu cho danh từ Ulysse
có hay không một hàm thị. Nếu người ta tìm kiếm hàm thị của một phần trong
mệnh đề, đó là dấu hiệu người ta công nhận một hàm thị cho mệnh đề hoặc là
người ta tìm kiếm cho nó một hàm thị. Tư tưởng không có cùng giá trị đối với
chúng ta khi mà một trong những phần của nó tỏ ra là khiếm khuyết hàm thị. Như
vậy, điều chính đáng là không chỉ hài lòng với ý nghĩa của một mệnh đề mà ngoài
ra còn phải tìm kiếm hàm thị của nó. Nhưng tại sao chúng ta lại muốn rằng mọi
danh từ riêng phải có một hàm thị, thêm vào với một ý nghĩa? Tại sao tư tưởng
lại chưa đủ đối với chúng ta? Chính là trong mức độ mà chân lý của nó có tầm
quan trọng đối với chúng ta. Và đó không phải luôn luôn là trường hợp. Nếu
người ta nghe một khúc hùng ca sử thi (épopée) thì ngoài những âm thanh đẹp
của ngôn ngữ, chỉ riêng ý nghĩa những mệnh đề và những biểu tượng hay những
tình cảm mà ý nghĩa này gợi lên cũng đủ bắt lấy sự quan tâm. Nếu muốn tìm
kiếm giá trị chân lý của nó, người ta sẽ đánh mất đi nhã thú nghệ thuật vì sự khảo
sát khoa học…

Chúng ta đã thấy rằng người ta luôn luôn có thể tìm kiếm đâu là hàm thị của một
mệnh đề nếu người ta có thể xác định hàm thị của các phần trong mệnh đề đó. Đó
là trường hợp, và luôn luôn là trường hợp, khi người ta muốn xác định giá trị
chân lý của mệnh đề.

Như vậy chúng ta có khuynh hướng đồng hoá giá trị chân lý của một mệnh đề với
hàm thị của nó. Bằng nhóm từ "giá trị chân lý của một mệnh đề", tôi muốn nói
đến sự kiện là nó đúng hay sai. Không có giá trị chân lý nào khác. Tôi sẽ gọi một
cách ngắn gọn hơn cái này là đúng và cái kia là sai. Mọi mệnh đề khẳng định, khi
người ta xem xét hàm thị của những từ ngữ tạo ra nó, vậy là phải được coi như
một danh từ riêng; hàm thị của nó, nếu có, là cái đúng hay cái sai. Hai đối tượng
này sẽ được chấp nhận, dầu chỉ mặc nhiên bởi bất kỳ người nào tạo ra một phán
đoán và coi cái gì là đúng ngay cả bởi một kẻ hoài nghi. Có thể dường như là quá
tuỳ tiện hay võ đoán khi chỉ định giá trị chân lý đơn thuần chỉ là một trò lộng
ngôn (un simple jeu verbal) mà không nên rút ra nhhững hậu quả sâu xa. […]
Nhưng người ta đã có thể coi là hiển nhiên ít ra là điều này: rằng trong mọi phán
đoán (2) - ngay cả đó là một phán đoán đương nhiên - thì cái bước đã vượt qua nó

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.