TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1656

bức tranh trong tư cách nó là một vật được nhận ra bởi thị giác hay xúc giác nói
cho chính xác nó có đúng hay không? Và một hòn đá, một chiếc lá, chúng chẳng
đúng sao? Hiển nhiên người ta không gọi một bức tranh là đúng nếu không có
một ý hướng ở đó. Bức tranh phải biểu thị một cái gì. Sự biểu thị cũng không
được gọi là đúng nơi chính nó, nhưng nó phù hợp với một cái gì. Vậy người ta có
thể phỏng chừng rằng chân lý hệ ở chỗ sự hoà hợp giữa bức tranh với đối tượng
của nó. Một hoà hợp là một tương quan. Nhưng việc dùng từ "đúng" mâu thuẫn ở
chỗ đó; đấy không phải là một từ tương quan (2) và nó không cho ta một dấu chỉ
nào về vật nào khác mà một đối tượng nhất định phải hoà hợp với. Nếu tôi không
biết rằng một bức tranh nào đó được coi là biểu thị cho nhà thờ lớn ở Cologne, tôi
không biết phải so sánh nó với cái gì để quyết định tính chân lý của nó. Một sự
hoà hợp chỉ có thể toàn diện nếu những sự vật phải hoà hợp lại tương trùng, vậy
là không phải có bản chất khác nhau. Nhưng điều cốt yếu ta cần nhận ra là sự vật
thực và biểu thị là khác nhau về bản chất (3). Xét như thế không thể có hoà hợp
hoàn hảo, và làm sao có được chân lý hoàn hảo. Như vậy tuyệt đối sẽ không có
cái gì đúng, bởi vì cái gì chỉ mới đúng một nửa thì chưa phải là đúng. Chân lý
không chấp nhận hơn hay kém. Tuy nhiên người ta lại không có thể bảo là có
chân lý khi sự hoà hợp diễn ra dưới một quan điểm nào đó, hay sao? Nhưng là
quan điểm nào cơ chứ? Cần có cái gì để quyết định là một vật nào đó là đúng?
Chẳng hạn phải tìm hiểu xem có đúng là một biểu tượng và một vật thực hoà hợp
nhau dưới quan điểm đang được nói đến. Người ta sẽ lại chạm trán một lần nữa
với một vấn đề cùng loại với vấn đề trước và trò chơi sẽ có thể tái diễn. Thế là
người ta thất bại trong toan tính giải thích chân lý như là một sự hoà hợp. Nhưng
mọi toan tính khác để định nghĩa hữu thể đúng (L’ être vrai) thì cũng thất bại như
vậy thôi. Một định nghĩa sẽ đề xuất vài nét đặc trưng của cái đúng và một một sự
vận dụng đặc thù vấn đề luôn luôn là tìm xem liệu có đúng là những nét đặc thù
kia có được khảo sát đúng mức (4). Người ta lại quay vòng. Thế thì, dường như là
nội hàm của từ "đúng" là duy nhất trong loại của nó và không thể định nghĩa.

Khi người ta bảo một bức tranh là đúng, người ta không phát biểu, nói cho chính
xác, một đặc tính phù hợp với bức tranh này, tách riêng khỏi phần còn lại của sự
vật. Trái hẳn lại, người ta luôn có một vật gì khác trong tầm nhìn, và người ta
muốn nói rằng bức tranh này hoà hợp một cách nào đó, với vật đó. "Biểu thị của
tôi hoà hợp với nhà thờ lớn ở Cologne" là một mệnh đề và vấn đề là chân lý của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.