mệnh đề này (5). Điều mà người ta gọi một cách thiếu chính xác là chân lý của
những bức tranh và những biểu tượng, như thế được quy về chân lý của những
mệnh đề. Nhưng mệnh đề là gì? Một chuỗi âm thanh với một chút dè dặt, đó là
chuỗi âm thanh này có một ý nghĩa và tuy vậy không vì thế mà khẳng định là mọi
chuỗi âm thanh có ý nghĩa đều là một mệnh đề (6). Khi người ta định tính một
mệnh đề là đúng chính là người ta nghĩ đến ý nghĩa của nó. Vậy dường như là cái
mà người ta đòi hỏi là đúng hay sai, đó là ý nghĩa của mệnh đề. Ý nghĩa của một
mệnh đề phải chăng là một biểu tượng? (7) Trong mọi trường hợp, đặc tính của
chân lý không nằm trong sự hoà hợp của ý nghĩa với cái gì khác nếu không phải
là vấn đề biệt tính (Le caractère distinctif) của hữu thể đúng được lặp lại đến vô
tận (8).
GOTTLOB FREGE, Những bài viết Lôgích - triết học, t.171 - 173.
1. Chính sự chuyển đổi ý nghĩa là điều cần phải phòng ngừa ở đây.
2. Nghĩa là một hạn từ tương quan giữa hai hay nhiều đối tượng
3. Platon nhấn mạnh trên đặc tính cốt yếu này của hình ảnh (chẳng hạn trong các
đối thoại Cratyle hay Cộng hoà)
4. Điều này lại tiền giả định sự khảo sát về một sự thích hợp tiên quyết.
5. Đây là chân lý theo nghĩa chặt chẽ.
6. Bởi vì còn phải có tham vọng muốn nói cái đúng.
7. Frege cho rằng không!
8. Như vậy chân lý phải có thể được đọc bất kể ý nghĩa của mệnh đề!
HUSSERL
(1859-1938)
Sinh tại Prossnitz, ở Moravie (thời đó thuộc đế quốc Áo - Hung), năm1859,
Edmund Husserl theo học tại các đại học Leipzig, rồi Berlin, nơi ông học các