TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1659

học (réduction phénoménologique) như một cách "đặt vào trong dấu ngoặc" thế
giới và "sự giản quy siêu nghiệm" (réduction transcendentale). Trong vận trù
phương pháp này, Husserl đạt được khả tính làm xuất hiện trong tất cả trương độ
của "cơ cấu ý hướng tính" toàn thể kinh nghiệm về thế giới khả hữu bên trong
trường ý thức của "chủ thể siêu nghiệm" (sujet transcendental) được quan niệm
như ngã tuyệt đối (ego absolu) có thể thành đối tượng của một khoa học về ngã
(égologie) và một "hiện tượng học về sự tạo thành ý nghĩa" (phénoménologie de
la constitution du sens) mà quyển Những ý tưởng chủ đạo bắt đầu phác thảo từ
1913. Hiện tượng học, từ chỉ là một phương pháp, để tìm đường truy cập thế giới
những yếu tính, trở thành một triết lý hiện tượng học, với cảm hứng siêu nghiệm
(une philosophie phénoménolo- gique d’inspiration transcendentale). Tiếp đó
hiện tượng học siêu nghiệm nghiêng theo hướng một sự quay về với "thế giới của
đời sống" ở đó dường như phải ngự trị một hoạt động tổng hợp và viễn đích luận
(téléologique) còn trước mọi vận trù, chủ thể hay liên chủ thể, của một
ý_thức_qui_ngã_tâm (conscience egologiquement centrée) mà chúng ta có thể ấn
định cho nó.

Vào lúc lìa đời, Husserl để lại cả một "công trường rộng lớn", một "công xưởng
khổng lồ" mà chưa một triết gia hiện đại nào, cho đến ngày nay, có khả năng dẫn
dắt đi xa hơn.

NHỮNG NGHIÊN CỨU LÔGÍCH HỌC (Logische Untersuchungen -
Recherches logiques) (1900 - 1901)

Những nghiên cứu lôgích học, tạo thành, trong hành trình triết học của Husserl,
tác phẩm xuyên thấu (l’oeuvre de percée) nhờ đó cuối cùng mở ra trước mắt ông
một "trường thám cứu hiện tượng luận độc đáo vô tận" (un inépuisable champ
d’investiga- tions phénoménologiques originales). Tác phẩm thực hiện một cuộc
giải minh hiện tượng học (quan tâm đến múc tại suối nguồn trực quan nguyên
thủy: những hiện tượng) về mọi khái niệm cơ bản được yêu sách theo cách là
Tổng luận sơ bộ về lôgích thuần túy. Vấn đề là "trở về với chính sự vật"(revenir
aux choses mêmes), nghĩa là với những "hiển nhiên đầu tiên" (évidences
premières) của lôgích học với cái giá là một cuộc phê phán nghiêm khắc thuyết
chủ tâm lý (psychologisme). Husserl bộc lộ rõ ràng ở điểm nào mà những chân lý
lôgích còn tuyệt đối độc lập với những tiến trình tâm lý phức tạp mặc hàm trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.