sự lãnh hội hay tác động của chúng. Ông phân biệt nghiêm xác với những tiến
trình này, những sống trải có ý hướng (les vécus intentionnels), những hành vi
ban tạo ý nghĩa (les actes conférant la signification) và chính những ý nghĩa vốn
tương hệ chặt chẽ với chúng trong hoạt động có ý hướng của ý thức.
Trong bốn quyển nghiên cứu chuyên sâu, những cơ cấu phức tạp của "ý hướng
tính của ý thức" (l’intentionnalité de la conscience) được thăm dò lần đầu tiên với
sự nghiêm xác như thế này (một sự nghiêm xác loại trừ mọi hình thức
chủ_tâm_lí).
Ý hướng tính của ý thức (l’intentionnalité de la conscience)
Ở đây Husserl cung tiến lời tôn vinh rực rỡ cho Franz Brentano, người thầy mà
ông vô cùng mến phục, vì ông này đã là người đầu tiên trong các triết gia cận đại,
phân biệt rõ ràng giữa hiện tượng vật lý và hiện tượng tâm lý, và cũng nêu rõ nét
yếu tính đặc trưng của những hiện tượng sau, đó là luôn vươn tới và hướng về
một đối tượng nào đó, tuy rằng đối tượng đó lại nội tại (immanent) và tương hệ
(corrélatif) chặt chẽ với chúng. Nét chung này cho mọi hiện tượng tâm lý, và
những vị tiến sĩ thời Trung cổ đã gọi là "inexistentia intentionalis" tức là hiện hữu
có ý hướng của một đối tượng nhất định ở bên trong tư tưởng (l’existence
intentionnelle d’un objet donné à l’intérieur de la pensée), đó là ý hướng tính.
Việc nghiên cứu những mô thức khác nhau của hoạt động hay của đời sống có ý
hướng của ý thức, của những cách thức khác nhau mà mọi ý thức đều có, với tính
cách là thế, là "ý thức về một vật gì", mở ra cả một trường thám cứu cốt yếu (un
champ essentiel d’investigations) cho hiện tượng học Husserl.
Đã đến lúc xác định yếu tính mà sự phân biệt được thực hiện bởi Brentano (1) đã
thoáng thấy, giữa những tầng lớp khác nhau của những "trải nghiệm sống"
(lesvécus), đó là yếu tính tương ứng với khái niệm ý thức, theo nghĩa là hành vi
tâm lý (acte psychique). Trong khi lấy sự quan tâm phân loại đó làm người hướng
dẫn, Brentano về phần mình, đã thực hiện cuộc thám cứu liên quan đến đề tài đó
trong hình thức một cuộc cắm mốc định giới đối chiếu (une délimitation
comparative) của hai lớp chính của hiện tượng, đó là: những hiện tượng tâm lý và
những hiện tượng vật lý. […]