đúng hay sai. Mọi cái khác, đến phiên nó, là cách thức phỏng đoán và nghi ngờ,
cách thức của hy vọng và sợ hãi, của lạc thú và bất bình, của hấp dẫn và hiềm ố;
những cái khác là những cách thức của quyết định về một hoài nghi thực hành
(quyết định của ý chí trong trường hợp lựa chọn tùy ý); những cái khác nữa là
những cách thức của sự xác nhận một ý hướng lý thuyết hay một ý hướng của ý
chí. Và cứ thế tiếp diễn. Chắc chắn là, phần lớn những trải nghiệm sống phức tạp
(des vécus complexes) và chính những ý hướng ở đó cũng thường rất phức tạp
(7). Những ý hướng thuộc về những xúc cảm của tâm hồn chồng lên trên những ý
hướng của biểu tượng hay của phán đoán và những tổ hợp khác cùng loại. Tuy
nhiên, không nghi ngờ gì là, nếu chúng ta phân tích những phức tạp này, luôn
luôn chúng ta sẽ đi tới những tính cách ý hướng nguyên thủy (des caractères
intentionnels primitifs) chúng không chịu để cho ta giản quy, theo yếu tính mô tả
của chúng, vào những trải nghiệm sống tâm lý loại khác; và cũng không nghi ngờ
gì rằng nhất tính của loại miêu tả "ý hướng" (hay tính cách hành vi) trình bày
những đa dạng đặc tính bắt nguồn từ trong yếu tính thuần túy của chủng loại, và
chúng, do đó, được quyền ngồi chiếu trên, với tư cách của một tiên thiên(a
priori), đối với kiện tính thường nghiệm (la facticité empirique). Vậy là có những
loại và những tiểu loại, cốt yếu là đa tạp, của ý thức (8).
Edmund HUSSERL, Những nghiên cứu lôgích, t.366 - 369.
1. Franz Brentano (1838 - 1917) triết gia Đức, tác giả quyển Tâm lý học từ quan
điểm thường nghiệm. Husserl theo học vị thầy này ở Vienne từ 1883 đến 1886.
2. Inexistenz (inexistentia): hiện hữu nội tại nơi ý thức của một cái gì đó được
bao hàm ở đó.
3. Nội tại nơi hoạt động của ý thức.
4. Câu dẫn rút ra từ Tâm lý học theo quan điểm thường nghiệm của F.Brentano.
5. Chính những cái vừa được nêu ra.
6. Hành vi của ý thức hướng về cái mà nó là ý thức, theo nghĩa "mọi ý thức luôn
luôn là ý thức về một cái gì". (toute conscience est toujours conscience de
quelque chose).