TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1665

theo cách nhà lôgích học: mỗi chủ thể của những thuộc từ "khả dĩ đúng", quả thật
có những phương cách riêng của chúng, chính do tư duy có tính tiên nghiệm trên
hết, do chịu sự chi phối của tia nhìn nắm bắt nó dầu là trong những trình hiện của
trực cảm, cuối cùng gặp nó trong "sở ngã tính nhục thể" của nó và "vin vào" nó.
theo đó trực quan yếu tính là sự trực nghiệm, và nếu nó là sự thấu suốt theo cảm
nhận súc tích (nhất) của thuật ngữ đó, và không phải duy chỉ, và khả dĩ mơ hồ,
một sự biểu trưng, nó là một trực quán ban tặng nguyên sơ, sự nắm bắt yếu tính
trong sở ngã tính "nhục thể" của nó. Nhưng, mặt khác nó là một trực nghiệm về
một loại độc nhất và tân kỳ một cách cơ bản nhất là nếu người ta so sánh nó với
những loại trực quán khác tương liên với các đối vật của những chủng loại khác,
và nhất là so sánh với sự trực nghiệm theo cách cảm nhận hẹp hòi thông thường,
nghĩa là, sự trực giác cái cá thể.

Không nghi ngờ gì nữa nó nằm trong cái tự tính bẩm sinh của trực quán yếu tính
rằng nó phải dựa trên cái gì là một nhân tố chủ đạo của trực nghiệm cá thể, tức là
sự hiện diện trực quan của sự kiện cá thể, dẫu nó không được đặt ra như một thực
tại. Cho nên nhất định rằng không trực quan yếu tính nào là khả dĩ mà không có
tự do đối với việc định hướng vẻ thoáng hiện của một cái gì vào một phó bản và
đối với việc định hình một minh hoạ; y như ngược lại, không trực nghiệm cá thể
là sở dĩ mà không có cái sở năng tự do đối với việc thực hiện một hành vi tư
tưởng và trong đó việc định hướng tia nhìn về một vật lên cái yếu tính tương ứng
cái lấy chính nó làm ví dụ minh họa trong một cái gì đó trực quan một cách cá
thể; nhưng điều đó không biến đổi sự kiện đó đến mức (thành) hai loại trực
nghiệm khác biệt về nguyên lý, và theo những mệnh đề về cái loại ta vừa tạo nên,
nó chỉ là các tương quan cốt yếu giữa chúng nhằm công bố bản thân chúng. Theo
đó, đối với các sự khác biệt cốt yếu của các trực nghiệm tương ứng với các tương
quan cốt yếu giữa "tồn tại" (ở đây rõ ràng theo cách cảm nhận về bản thể cụ thể
cá thể) và "yếu tính" giữa sự kiện và ẹdos, khi truy đuổi những mối liên kết như
thế, ta nắm bắt bằng trực quan cái yếu tính thuộc hiểu biết gắn liền với những
thuật ngữ này, và từ đây đã được gắn liền một cách vững bền với chúng, và từ đó
hết thảy mọi suy nghĩ có phần bí ẩn về bản chất và chủ yếu bám chặt vào các khái
niệm ẹdos (Ý niệm) hay yếu tính vẫn còn được tách rời một cách nghiêm nhặt.

Edmund HUSSERL, Ý tưởng dẫn đạo cho hiện tượng học thuần túy…

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.