TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1666

1. Nghĩa là bởi "nguyên lý của những nguyên lý" của hiện tượng học: trực quán,
sự hiển nhiên.

2. Đặc tính của tri giác, đó là, trong tri giác sự vật tự ban tặng chính nó, nó thực
sự hiện diện.

MỤC TỪ "HIỆN TƯỢNG HỌC" DO HUSSERL VIẾT CHO BỘ BÁCH KHOA
THƯ ANH QUỐC.

Vào đầu những năm ba mươi của thế kỷ XX, những người chủ biên bộ Bách
Khoa Thư Anh Quốc (Encyclopaedia Britannica) đã mời Husserl viết mục từ
Phenomenology cho bộ bách khoa thư uy tín này nhằm trình bày những điểm cốt
yếu nhất của hiện tượng học, một cách khái quát, cho đông đảo công chúng độc
giả không chuyên.

Nhận thấy đây là một bài dẫn luận uy tín nhất - vì do chính người khai sáng
trường phái viết ra - và lại tương đối sáng sủa, dễ tiếp cận nhất so với những gì đã
được viết ra bởi Husserl - vốn thường rất "bí hiểm", như các bạn đã thấy qua hai
bài trích văn trên đây, chúng tôi trích lại ở đây để bạn đọc tiện tham khảo.

Husserl giải thích rằng người ta có thể áp dụng phương pháp hiện tượng học
không chỉ đối với những đối tượng của ý thức, nhưng đối với chính ý thức. Khi
chúng ta thực hiện epochè (treo lửng phán đoán) đối với ý thức, chúng ta phát
hiện được một cấu trúc bất biến: siêu ngã. Chúng ta cảm thấy rõ cái "tôi" và
"chúng ta", giả thử cái "tôi" và "chúng ta" bị che đậy đối với người nào mà chúng
hiện diện.

Tư tưởng của Husserl tiếp tục gây ảnh hưởng, Martin Heidegger đã sử dụng
phương pháp hiện tượng học để khai triển hữu thể học của ông, và Jean Paul
Sartre còn sử dụng phương pháp này để khai triển lối giải thích mang tính cách
"hiện sinh" riêng của ông về ý thức. Maurice Merleau-Ponty tiếp thu và vận dụng
sáng tạo phương pháp hiện tượng học nhiều hơn nữa. Husserl vẫn còn sống mãi
thông qua những người đi theo ông.

HIỆN TƯỢNG HỌC

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.