Hiện tượng học là một phương pháp triết học mô tả mới, mà từ những năm cuối
cùng của thế kỷ trước, nó đã thiết lập được (1) một bộ môn triết học a priori (tiên
nghiệm), có khả năng cung cấp nền tảng chắc chắn duy nhất để có thể xây dựng
trên đó một khoa tâm lý học thực nghiệm, và (2) một nền triết học phổ quát, có
thể cung cấp một hệ thống để duyệt lại một cách có phương pháp mọi khoa học.
1. Tâm lý học hiện tượng luận
Với tư cách là khoa học về "tâm linh" trong mối tương quan cụ thể của nó với
thực tại không gian - thời gian, tâm lý học ngày nay có nội dung là bất cứ cái gì
hiện diện trong thế giới như là "vị ngã"; nghĩa là "sống", nhận thức, suy nghĩ,
mong ước v.v… hiện thể, tiềm thể và tập quán. Và khi tâm linh được biết đến như
một giai tầng nào đó của sự hiện hữu, phù hợp với con người và loài vật thì có thể
coi tâm lí học như một ngành của nhân chủng học và động vật học. Nhưng loài
vật trong thiên nhiên là một phần của thực tại vật chất, và khoa học tự nhiên lại
liên quan đến thực tại vật chất. Do đó, phải chăng đã đủ rõ ràng khi phân cách
tâm linh khỏi vật chất để thiết lập một một tâm lý học song song với khoa học tự
nhiên? Vậy để có được những khái niệm căn bản về tâm linh và hầu hết những
khái niệm thuộc về tâm-sinh lý, chúng ta buộc phải thực hành nghiên cứu tâm lý
thuần túy bên trong những giới hạn.
Nhưng trước khi xác định vấn đề thuộc về tâm lý học vô hạn, chúng ta phải biết
chắc những đặc điểm của kinh nghiệm tâm lý và dữ kiện tâm linh mà kinh
nghiệm đó cung cấp. Tự nhiên chúng ta chuyển sang những sự kiện ngay trước
mắt mình. Nhưng chúng ta không thể khám phá được tâm linh trong bất cứ sự
kiện nào, ngoại trừ một "suy tư", hoặc xuyên tạc về thái độ bình thường. Chúng ta
có thói quen tập trung vào các vấn đề, tư tưởng và giá trị của tầm quan trọng, và
không tập trung vào "tác động của kinh nghiệm" tâm linh mà qua đó, chúng ta
thấu hiểu được những yếu tố đó. "Tác động" này được bộc lộ nhờ một "suy tư";
và chúng ta có thể thực hành suy tư dựa trên từng kinh nghiệm. Thay vì quan tâm
đến tự thân các vấn đề, giá trị, mục đích, tính thiết thực v.v…, chúng ta quan tâm,
đến những kinh nghiệm chủ quan mà trong đó chúng "xuất hiện". Những "sự xuất
hiện" này chính là các hiện tượng, mà bản chất là"ý thức về" đối tượng của
chúng, thật hoặc không thật. Ngôn ngữ chung nắm bắt ý nghĩa này của "thực tại",
nghĩa là tôi suy nghĩ về điều gì đó, tôi sợ hãi điều gì đó v.v… Tâm lý học hiện