mình, nên ông phải thực hành epochè. Ông phải ức chế từng "luận điểm" khách
quan bình thường, và không cùng chia sẻ phán đoán nào liên quan đến thế giới
khách quan. Tự thân kinh nghiệm sẽ giữ lại được điều gì là kinh nghiệm về một
cái nhà, về cơ thể này, về thế giới này nói chung, trong dạng thức đặc trưng của
nó. Bởi vì người ta không thể diễn tả được bất cứ kinh nghiệm cố ý nào, ngay cả
mặc dù kinh nghiệm đó "viển vông", một phán đoán thuộc loại như vậy, mà
không mô tả yếu tố có trong kinh nghiệm, theo đúng nghĩa đen của từ này, chính
là đối tượng của ý thức.
Như chúng ta nói, sự treo lửng (epochè) toàn diện của chúng ta đặt thế giới vào
trong ngoặc, loại trừ thế giới đang đơn giản ở đó khỏi phạm vi của chủ thể, bằng
cách trình bày thay vào đó cái thế giới nào đó mà chúng ta đã cảm nghiệm, nhận
thức, ghi nhớ, phán đoán, suy nghĩ, đánh giá v.v…, theo đúng nghĩa đen của từ
này, cái thế giới được "đặt trong ngoặc". Không phải là thế giới hoặc bất cứ thành
phần nào của thế giới xúât hiện, nhưng là "cảm thức" về thế giới. Để hưởng được
kinh nghiệm thuộc về hiện tượng, chúng ta phải rút lui từ những đối tượng đã
được thừa nhận trong trạng thái tự nhiên, đến nhiều dạng thức thuộc về "vẻ bên
ngoài" của chúng, đến những đối tượng đã được "đặt trong ngoặc".
Sự biến đổi thuộc về hiện tượng học thành những hiện tượng, thành tâm linh
thuần túy được thúc đẩy nhờ hai bước: (1) epochè mang tính cách hệ thống và
căn bản của từng "luận điểm" được khách quan hoá trong một kinh nghiệm, đã
thực hành cả hai dựa trên sự quan tâm đến những đối tượng đặc trưng và dựa trên
toàn bộ não trạng, (2) sự nhận ra, hiểu biết và diễn tả thành thạo những "vẻ bên
ngoài" đa dạng của đối tượng không còn là những "đối tượng", nhưng là những
"tính đơn nhất" của "cảm thức". Sao cho cách diễn tả theo hiện tượng học sẽ bao
gồm hai phần, diễn tả thuộc về "lý trí" (noe) hoặc "đang trải qua" và diễn tả thuộc
về "noematic" (noema) hoặc "đã trải qua". Kinh nghiệm theo hiện tượng học là
kinh nghiệm duy nhất có thể được gọi một cách chính xác là "thuộc về nội tại" và
không có giới hạn nào cho việc thực hành kinh nghiệm. Và như một sự "đóng
ngoặc" cái khách quan tương tự, việc diễn tả điều này "xuất hiện" ("noema" trong
"noesis"), chúng ta có thể thực hiện việc diễn tả đó dựa trên "cuộc sống" của tha
ngã mà chúng ta cho là chính bản thân mình, phương pháp "biến đổi" có thể được
mở rộng từ kinh nghiệm của con người về người khác. Hơn nữa, xã hội mà chúng
ta cảm nghiệm trong ý thức nói chung có thể được biến đổi không chỉ thành